1989
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay được thành lập theo Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Năm 1989, theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, 22/12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
1990
1991
1992
32
33
34
Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này.
35
Biên giới và Việt Bắc
Biên giới và Phai Khắt
Phai Khắt và Nà Ngần
Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”, 17h ngày 25/12/1944 (ngay sau ngày thành lập), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (đóng tại tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) và sáng 26/12/1944 lại đột nhập vào đồn Nà Ngần (đóng tại xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), giết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch và thu tất cả vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh trận đầu của quân đội ta.
Nà Ngần và Việt Bắc
Khu rừng Việt Bắc
Khu rừng Cúc Phương
Khu rừng Trần Hưng Đạo
Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi Sam Cao thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km về phía tây nam, đây là nơi lưu giữ hệ thống các di tích gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam và đến nay đã trở thành địa chỉ đỏ trên hành trình về với vùng đất Cao Bằng.
Khu rừng Pắc Pó
Nguyễn Thị Bình
Trần Thị Lý
Phan Thị Ràng (Chị Sứ)
Nguyễn Thị Định
Nữ tướng Nguyễn Thị Định (người dân vẫn trìu mến gọi Cô Ba Định) sinh ngày 15/2/1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng năm 16 tuổi, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/1938.
Bà là người có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động cách mạng nước nhà với các cương vị như: Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Cuba.
Bà được tặng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và nước bạn trên thế giới: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng Nhất; Giải thưởng Hòa bình quốc tế Lê-nin; danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,…
Ngày 26/8/1992, trái tim của vị nữ tướng huyền thoại Nguyễn Thị Định ngừng đập. Bà đã sống một cuộc đời trọn vẹn với non sông, đất nước, đã có nhiều đóng góp lớn lao với Tổ quốc, với Nhân dân.
Đại tướng Chu Huy Mân
Đại tướng Hoàng Văn Thái
Đại tướng Văn Tiến Dũng
Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là vị tướng tài ba, mưu lược, nhà quân sự xuất sắc của dân tộc Việt Nam.
Tháng 4/1975, là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông đã chỉ đạo những cách đánh táo bạo, thọc sâu, kết hợp vu hồi, đột phá, tạo và nắm thời cơ, chủ động tiến công, giải phóng Sài Gòn - Gia Định, đầu não của ngụy quyền Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.
Từ 1980-1986, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng Văn Tiến Dũng mất ngày 17/3/2002, hưởng thọ 85 tuổi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thêm dòng chữ “Quyết thắng” màu vàng phía trên bên trái
Quyết thắng là ý nguyện, niềm tin, quyết tâm, chân lý chói sáng trên đỉnh quân kỳ rực đỏ ý chí của một dân tộc có truyền thống quật cường, quật khởi.
Thêm dòng chữ “Quyết chiến quyết thắng” màu vàng phía trên bên trái
Thêm dòng chữ “Trung với nước” màu vàng ở phía trên bên trái
Thêm dòng chữ “Trung với nước hiếu với dân” màu vàng ở phía trên bên trái
Trần Thị Lý
Văn Thị Thừa
Mẹ Văn Thị Thừa (sinh năm 1915, ở xã Duy An, nay là Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) là một trong số ít mẹ Việt Nam anh hùng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Năm 1967, mẹ Thừa cùng lúc phải gánh chịu 3 cái tang, chồng (Nguyễn Thừa) và 2 con trai (Nguyễn Thứ, Nguyễn Y) đã ngã xuống trong trận chiến ác liệt tại địa bàn lân cận thuộc Quế Sơn. Một năm sau, đến lượt 2 con trai Nguyễn Nuôi và Nguyễn Yên cũng hy sinh. Cuối đời, mẹ chỉ còn một cháu gái gọi là bà nội phụng dưỡng.
Hồ Thị Thu
Nguyễn Thị Bình