Trong số này có Min Ko Naing, người từng tham gia các hoạt động biểu tình trong quá khứ và đang là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong việc khuyến khích các cuộc biểu tình và phong trào bất tuân dân sự lần này. Min Ko Naing đã gửi đi các thông điệp ủng hộ biểu tình hầu như hàng ngày.
Quân đội Myanmar đang truy tìm 7 người ủng hộ nổi tiếng của phong trào biểu tình chống đảo chính. (Ảnh minh họa: Reuters)
Các cuộc biểu tình trên toàn Myanmar đã diễn ra 8 ngày. Theo thông báo truy tìm của quân đội, người dân cần báo cho cảnh sát nếu họ phát hiện ra bất kỳ người nào trong số 7 người có tên và sẽ bị phạt nếu bao che.
Quân đội cho biết họ truy tìm 7 người này dựa theo mục 505 (b) của bộ luật hình sự - sẽ áp dụng mức án lên đến hai năm với những người đưa ra bình luận đáng báo động hoặc "đe dọa sự yên ổn".
Những người khác có tên trong lệnh bắt giữ bao gồm “Jimmy” Kyaw Min Yu, “Lin Lin” Htwe Lin Ko, Myo Yan Naung Thein, Maung Maung Aye, Insein Aung Soe. Trong đó Ei Pencilo đã làm việc với Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi, tổ chức đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 mà quân đội cáo buộc là có gian lận, dù ủy ban bầu cử phủ nhận.
Văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc hôm 12/2 cho biết hơn 350 người đã bị bắt ở Myanmar kể từ cuộc đảo chính của tướng Min Aung Hlaing. Trong khi đó, bà Aung Sang Suu Kyi, gương mặt đấu tranh cho dân chủ ở Myanmar, đang phải đối mặt với cáo buộc nhập khẩu và sử dụng bất hợp pháp một số bộ đàm.
Cuộc đảo chính và các vụ bắt giữ khiến các nước phương Tây chỉ trích và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc gồm 47 thành viên đã thông qua một nghị quyết hôm 12/2kêu gọi Myanmar thả những người bị bắt giữ.