Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Phát hiện cấu trúc hoàn toàn mới của Trái Đất

Một lớp chưa từng biết của Trái Đất đã được xác định ở độ sâu 100 km kể từ bề mặt của hành tinh.

Theo Sci-News, đó là một lớp đá nóng chảy được tạm gọi là "tầng mềm", dày đặc hơn và yếu hơn trong lớp phủ thạch quyển. Tầng mềm này nằm ở độ sâu từ 100 đến 700 km bên dưới bề mặt hành tinh.

Tầng mềm bí ẩn này được cho là có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình kiến tạo mảng vì nó tạo thành một ranh giới tương đối mềm cho phép các mảng kiến tạo di chuyển qua lớp phủ. Tuy nhiên lý do vì sao nó mềm - tức đá hầu hết ở trạng thái nóng chảy một nửa khiến nó thành mềm chứ không "tan chảy" hoàn toàn - vẫn chưa được hiểu rõ.

Ảnh đồ họa mô tả "tầng mềm" của Trái Đất. (Ảnh: Leonello Calvetti)

Phát hiện này đến từ nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Junlin Hua từ Trường Đại học Texas ở Austin, nhằm xác định cụ thể những cơ chế ảnh hưởng đến sự kiến tạo mảng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tầng mềm này không ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy chung của lớp phủ dù có tỉ lệ nóng chảy khá cao, có thể là do việc các vùng nóng chảy nhiều chỉ là cục bộ.

Phát hiện mới về tầng mềm xảy ra khi tiến sĩ Hua và các cộng sự bị hấp dẫn bởi dấu hiệu rời rạc ban đầu về sự tồn tại của cái gì như đá bị nóng chảy một nửa bên dưới lớp vỏ. Tổng hợp những hình ảnh tương tự, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bản đồ mới cho thấy sự xuất hiện của lớp đá mềm kỳ dị này.

Nó là một lớp của Trái Đất chứ không phải chỉ một vùng như các nhà khoa học suy nghĩ ban đầu, bởi dữ liệu địa chấn phù hợp với nó xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới.

Nghiên cứu được phê duyệt và sẽ xuất bản chính thức trong số tiếp theo của Nature Geoscience.

Nguồn:

Tin mới