Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện bất ngờ khi nghiên cứu sự sống trên sao Hỏa

(VTC News) -

Một nghiên cứu mới cho thấy hợp chất lỏng trong mẫu vật thiên thạch được thu thập trên sao Hỏa không có khả năng hỗ trợ sự sống cho các vi sinh vật.

Theo Space, Đá thiên thạch sao Hoả là một mảnh địa hình của lớp thiên thạch Nakhlit, thực chất là đá núi lửa bị thổi bay sau khi hành tinh đỏ va chạm giữ một tiểu hành tinh cách đây 11 triệu năm.

Những nghiên cứu trước đó cho thấy mẫu Nakhlite có thể là bằng chứng cho các hệ thống thủy nhiệt tồn tại trên sao Hoả, là dấu hiệu cho thấy sự sống tồn tại khác Trái đất.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra đá thiên thạch Miller 03346, nặng 715 gam từng được phát hiện trong dãy núi Miller ở Nam Cực vào năm 2003

Tác giả chính của nghiên cứu, Josefin Martell, một nhà thiên văn học tại Đại học Lund ở Thụy Điển cho biết: "Theo kết quả những nghiên cứu trước, chúng tôi phát hiện các khoáng chất có trong trong mẫu thiên thạch này đã có phản ứng với nước vào khoảng 630 triệu năm trước."

Mẫu đá thiên thạch Miller 03346 có nguồn gốc từ sao Hỏa được các nhà khoa học sử dụng trong nghiên cứu lần này. (Ảnh: Space)

Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chụp ảnh phóng xạ sao cho không phá huỷ neutron và tia X, sau đó dựa vào sự thay đổi của lượng nước có trong hoá thạch để phát hiện hệ thống thủy nhiệt tồn tại trên sao Hoả.

Kết quả cho thấy, các khoáng chất bên trong thiên thạch đã bị phản ứng với nước làm thay đổi và tập trung thành các mảng biệt lập. Như vậy, hợp chất nước không đến từ hệ thống thủy nhiệt trên bề mặt sao Hoả mà chính là lớp băng chôn vùi trong mẫu thiên thạch địa chất sau đó bị tan chảy.

Những phát hiện này cho thấy lớp nakhlite không có bất cứ dấu hiệu nào về sự sống. Tuy nhiên, những kết luận này chỉ đúng với khoảng thời gian và địa điểm này, chứ không phải cho toàn bộ sao Hỏa.

Bà Martell cảnh báo: “Chúng tôi chỉ báo cáo những gì chúng tôi nhìn thấy trong mẫu phân tích trên”.

Đồng thời, những phát hiện này cũng cho thấy phương pháp quét neutron và tia X có thể hữu ích trong việc phân tích các mẫu đá từ các hành tinh khác. Nhất là với các đá thạch NASA mang về từ sao Hỏa.

Bà Martell phân tích:  "Tàu Perseverance đang duy trì tìm kiếm và đưa về các mẫu đá, dự kiến ​​sẽ được đưa trở lại vào khoảng năm 2030. Với mẫu đá hiếm, điều tốt nhất là thực hiện hết các kỹ thuật mà không tác động đến cấu trúc của mẫu trước khi phá huỷ mẫu thạch cho các nghiên cứu sâu hơn".

Các nhà khoa học đã trình bày chi tiết những phát hiện của họ trong một bài báo được xuất bản ngày 11/5 trên tạp chí Science Advances.

Đào Thúy Vy (Space)

Tin mới