Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Phân biệt mụn mọc do thuỷ đậu, ghẻ ngứa với tay chân miệng 

(VTC News) -

Bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nổi mụn do thuỷ đậu, ghẻ ngứa và tay chân miệng.

Theo dự báo của Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, thời gian tới tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng vẫn duy trì ở mức cao .

BSCKII Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố nêu bối cảnh Bộ Y tế cảnh báo dịch chồng dịch, gồm COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Hàng ngày tại khoa khám bệnh của bệnh viện, bác sĩ đang điều trị cho 100 - 150 trẻ dưới 5 tuổi mắc tay chân miệng. Mỗi ngày khoảng 15 – 20 ca nhập viện, có trường hợp nặng phải thở máy. 

Trẻ bị tay chân miệng gia tăng.

Thông thường, mỗi năm xảy ra hai đợt bệnh tay chân miệng, từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 10 đến tháng 12. Năm nay thì khác, do thời gian trước trẻ ở nhà cách ly, không đến trường nên hạn chế dịch bệnh lây lan. Nhưng hiện trẻ đã quay trở lại trường, nguy cơ lây lan dịch có thể xảy ra.

Bệnh lây chủ yếu qua đường tiếp xúc. Trẻ chạm vào đồ chơi, vật dụng ở nhà và đưa vào miệng. Không chỉ trẻ đi học, phụ huynh cũng có thể mang mầm bệnh dù không biểu hiện bệnh, như khi ấu ăn, chơi cùng trẻ vô tình truyền virus cho con. Tay chân miệng có thể gặp ở bất cứ tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, thậm chí trẻ 4, 5 tháng cũng bị bệnh này

Bác sĩ Tiến cho biết nhiều cha mẹ nhầm lẫn tay chân miệng với các sang thương về da khác. Trẻ bị mụn nước thường kèm ngứa, mụn mọc ở kẽ là do viêm da, ghẻ ngứa. Còn mụn do thuỷ đậu thường mọc ở bụng, ngực, lưng, các vùng phân bố dây thần kinh, gây ngứa, đau. Mụn tay chân miệng không đau, không ngứa, các nốt mụn một lần rồi lặn. 

Trẻ mắc tay chân miệng có nhiều phân độ  1, 2, 3, 4. Trong đó, cha mẹ cần nhớ trẻ ở độ 1. Trẻ ở nhà, chăm sóc tại nhà và theo dõi các dấu hiệu. Cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu trẻ sốt nhẹ từ 38,5 độ trở xuống, trẻ loét miệng, có nốt hồng ban ở lòng bàn tay, ở chân, ở mông. Miệng trẻ loét, không ăn được, thường chảy nước miếng.  

Những trường hợp này cha mẹ phải biết cách chăm sóc về hạ sốt, dinh dưỡng. Nếu trẻ có biểu hiện nói khó, thở bất thường, li bì, không chơi, người lớn cần cho trẻ đến bệnh viện khám. 

Bị tay chân miệng vệ sinh cá nhân rất quan trọng, cha mẹ cần tắm rửa cho trẻ vào trưa, bằng nước ấm, đóng kín cửa và tắm theo từng phần. 

Chăm sóc trẻ, cha mẹ cố gắng không làm vỡ các sang thương của tay chân miệng, tránh lây lan vì trong mụn có nhiều virus. Nếu vỡ vết thương, cha mẹ nên sử dụng thuốc sát trùng an toàn cho trẻ. 

Trẻ bị mắc tay chân miệng vẫn có thể bị tái lại, để phòng bệnh, bác sĩ khuyên trẻ nên rửa tay dưới vòi nước, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, vệ sinh bề mặt sàn nhà, tay vịn cầu thang.  

Ngọc Hà

Tin mới