Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nước dừa không kết hợp được với thực phẩm nào?

(VTC News) -

Nước dừa là thức uống mát lành, giải nhiệt cho mùa hè được nhiều người yêu thích, thế nhưng, bạn có đang uống nước dừa đúng cách?

Nước dừa có vị thơm ngon và vị ngọt tự nhiên rất dễ uống. Khi dừa chín già, phần nước này sẽ dần ít đi và có vị chua hơn, thay vào đó phần cùi dừa sẽ dày và cứng hơn. Cùi này có thể dùng để làm ra nước cốt dừa.

Nước dừa là thức uống yêu thích của nhiều người, đặc biệt là vào mùa hè vì trong nó có chứa nhiều carbohydrate và chất điện giải như kali, natri và magie. Tuy nhiên, thành phần điện giải này lại không đủ để làm dung dịch bù nước nên nước dừa chỉ thích hợp để uống giải khát, không có tác dụng điều trị và ngăn ngừa mất nước.

(Ảnh minh hoạ)

Tuy rất ngon và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên lưu ý khi uống nước dừa chung với một số thực phẩm sau:

Chocolate

Trong chocolate chứa nhiều axit oxolic, khi chúng kết hợp với protein và canxi (có nhiều trong nước dừa) sẽ tạo ra canxi oxolat không hòa tan, gây cản trở cho việc hấp thụ canxi của cơ thể.

Nếu dùng chung hai thực phẩm này thường xuyên có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề (đau bụng, tiêu chảy), người lớn có thể đi kèm triệu chứng rụng tóc. Với trẻ nhỏ càng nguy hiểm hơn vì có thể làm chậm quá trình tăng trưởng của trẻ.

Đá lạnh

Khi uống nước dừa vào mùa hè chúng ta thường để vào tủ lạnh hoặc cho thêm đá để tăng cảm giác sảng khoái khi thưởng thức. Thế nhưng đây lại là sai lầm khiến chúng ta dễ bị lạnh bụng, đầy bụng khó tiêu, thậm chí là gây cảm giác ớn lạnh, cảm sốt.

Đó là do đá lạnh khi kết hợp với nước dừa vốn có tính hàn càng dễ khiến hàn độc xâm nhập cơ thể người, nếu uống vào lúc trời nắng nóng, vừa hoạt động thể dục thể thao mạnh xong thì càng nguy hiểm bởi sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột có thể khiến dạ dày bạn lập tức có phản ứng ngay.

Thuốc

Nước dừa có vị ngọt tự nhiên, lại cung cấp nhiều vitamin và bổ sung nước cho cơ thể, vậy nên một số người khi ốm có thể dùng nước dừa để uống thuốc thay vì nước lọc bình thường để giảm cảm giác đắng và bổ sung dưỡng chất luôn. Thế nhưng, đây lại là một sai lầm khác, vì nước dừa có thể tạo một lớp màng xung quanh thuốc, khiến cơ thể khó hấp thu và làm giảm hiệu quả của thuốc hơn.

Đồng thời, lượng canxi, magie, các khoáng chất khác có trong nước dừa cũng có "tác dụng" tương tự trong việc làm giảm tác dụng của thuốc xuống. Như vậy, bạn không những không khỏe hơn mà bệnh tình còn kéo dài chỉ vì uống nước dừa sai cách.

Hải sản

Hải sản cũng như đá lạnh, đều là tính hàn nên khi kết hợp với nước dừa dễ khiến cơ thể phải chịu tải gấp đôi lượng thực phẩm mát lạnh. Chúng là nguyên nhân của khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người huyết áp thấp, người mới ốm dậy, bị thấp khớp, cảm lạnh hoặc suy nhược cơ thể lại càng không nên dùng chung hải sản với nước dừa vì sẽ làm bệnh càng nặng hơn.

(Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó mọi người cần chú ý những thời điểm không nên uống nước dừa:

Khi đi nắng về

Như đã nói ở trên, khi vừa hoạt động mạnh, ra mồ hôi nhiều hoặc đang khát, nóng do nhiệt độ ngoài trời quá cao, bạn không nên uống nước dừa vì có thể gây ra tình trạng như trúng gió: mệt mỏi, tay chân bủn rủn, đau bụng tiêu chảy hoặc phản xạ kém. Hãy nghỉ ngơi một lát cho cơ thể lấy lại cân bằng rồi hãy uống nước dừa nhé.

Buổi tối muộn

Buổi tối là thời gian các cơ quan nội tạng thải độc, nước dừa lại khá lợi tiểu nên nếu uống vào thời gian này, nó sẽ tạo áp lực lên gan, thận và mật của bạn, khiến chúng phải hoạt động nhiều hơn, bạn cũng sẽ không được ngủ ngon vì phải thức dậy đi tiểu nhiều. Bên cạnh đó, uống nước dừa vào buổi tối cũng dễ khiến bạn bị nhiễm lạnh, dễ mắc bệnh về cảm cúm, xương khớp.

Thời điểm thích hợp nhất để uống nước dừa là buổi sáng, trưa và lúc không quá đói hoặc quá no là tốt nhất. Nếu uống được, hãy cho thêm chút muối để cơ thể dễ hấp thụ hơn, hạn chế tình trạng khó tiêu, chướng bụng.

CTV Trần Ngân/VOV.VN

Tin mới