Việc lái ô tô luôn là trở ngại với không ít phụ nữ. Một vài bí quyết dưới đây sẽ giúp chị em lái xe dễ dàng và an toàn hơn.
Giày cao gót giúp tôn thêm vóc dáng cho chị em phụ nữ. Thế nhưng, với lái xe thì giày cao gót được xem như "khắc tinh". Thực tế, đi giày cao gót khi lái xe là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều sự cố, tai nạn. Lý do là giày cao gót có mặt đế nhỏ và hẹp, dễ trượt khỏi bàn đạp.
Thêm nữa, đế giày rất nặng nên việc điều khiển chân phanh và chân ga sẽ khó khăn hơn. Sử dụng giày cao gót khi lái ô tô sẽ làm giảm độ chính xác, giảm cảm giác về lực đạp ga và phanh, giảm khả năng phản ứng trong các tình huống khẩn cấp...
Mang giày cao gót khi lái ô tô là nguyên nhân dẫn đến nhiều sự cố. (Ảnh minh họa: Printest)
Do đó, phụ nữ lái xe ô tô nên tránh sử dụng giày cao gót. Nếu phải mang giày cao gót, tốt nhất chị em nên chuẩn bị thêm một đôi dép quai ngang hoặc giày thể thao cổ thấp để dành riêng khi lái xe.
Nhiều người cho rằng đi chân trần (chân đất) lái xe sẽ an toàn hơn. Trên thực tế, điều này hoàn toàn sai lầm. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, lái xe bằng chân trần nguy hiểm tương đương với mang giày cao gót.
(Ảnh: WordPress)
Lý do là điều khiển chân ga/chân phanh bằng chân trần dễ làm tổn thương da chân, gây trầy xước không đáng có, đặc biệt có thể khiến chân bị chuột rút rất nguy hiểm. Thứ ba trong trường hợp chân bị ra mồ hôi sẽ làm giảm độ ma sát, khiến chân dễ bị trượt khỏi bàn đạp ga/phanh. Bên cạnh đó, điều khiển chân ga/phanh bằng chân trần sẽ cần nhiều lực hơn, tốn sức hơn so với khi mang giày. Chưa hết, nếu chân bị ra mồ hôi sẽ làm giảm độ ma sát, khiến chân dễ bị trượt khỏi bàn đạp ga/phanh.
Nhiều vụ tai nạn xảy ra do tài xế đạp nhầm chân ga. Đây cũng là lỗi thường gặp của không ít chị em phụ nữ khi mới lái ô tô. Để tránh lỗi này, chị em nên tập thói quen đặt chân đúng cách.
Với xe số tự động, không nên dùng chân trái giữ phanh, chân phải giữ ga. Dùng chân trái điều khiển phanh sẽ không đủ lực, nhất là khi xử lý những tình huống bất ngờ (phản xạ đạp cả hai chân nhưng chân trái yếu hơn nên không đủ lực để phanh xe).
Chị em cũng nên tập thói quen lúc nhả bàn đạp ga thì ngay lập tức đặt chân vào bàn đạp phanh. Thói quen này sẽ giúp phản ứng nhanh khi có tình huống bất ngờ mà không sợ đạp nhầm chân ga.
Tư thế ngồi thoải mái giúp tài xế đỡ mệt mỏi, ít bị sao nhãng và dễ quan sát hơn khi điều khiển xe. Ngoài ra, ngồi đúng tư thế còn tránh được những va chạm, tổn thương nặng khi gặp tai nạn.
Theo kinh nghiệm của những tài xế lâu năm, chị em nên chuyển về N và kéo phanh ga khi dừng xe lâu, điều này sẽ làm hạn chế tình trạng đạp nhầm chân ga cũng như tranh thủ thư giãn chân. Hiện nay, nhiều xe ô tô đã được trang bị chế độ giữ phanh tự động nên chị em đừng quên tận dụng tối đa tính năng này trong những trường hợp cần thiết.
Duy trì tốc độ ổn định giúp tài xế dế dàng kiểm soát. (Ảnh: iStock)
Chị em không nên lái xe quá nhanh hay quá chậm. Thay vào đó, nên duy trì tốc độ xe ổn định. Với tốc độ ổn định, trong các tình huống bất ngờ chị em có thể kiểm soát xe và xử lý kịp thời.
Việc sử dụng điện thoại hay xem phim trong lúc lái xe có thể khiến tài xế lúng túng trong xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Nắm rõ luật giao thông đường bộ và tuân thủ các quy định là bí quyết lái xe an toàn trong mọi tình huống.
Phụ nữ thường ít quan tâm đến việc bảo dưỡng, chăm sóc xe định kỳ. Tuy nhiên, để xe hoạt động bền bỉ, cần lưu tâm đến việc bảo dưỡng xe theo định kỳ, từ đó giúp nâng cao độ an toàn khi lái xe.