Bệnh rối loạn da xanh: Đây là tình trạng da người bệnh chuyển sang màu xanh lam hoặc xanh xám do nuốt phải bạc keo. Năm 2008, Paul Karason (40 tuổi) có làn da trắng bệch sau khi dùng bạc keo thu hút sự chú ý của dư luận. Anh chia sẻ, trước đó khoảng 10 năm, anh thấy quảng cáo bạc keo điều trị được các vấn đề sức khỏe và giúp trẻ hóa. Để giải quyết vấn đề về xương khớp, anh có sử dụng hàng ngày để điều trị. Tuy nhiên, sau đó da anh bị chuyển dần sang màu xanh mà không có cách nào chữa trị. Theo các nhà khoa học, hiện tượng này chưa được chứng minh và chưa có phương pháp điều trị cụ thể. (Ảnh: Oddee)
Sọc lạ trên cơ thể: Blaschko là mô hình vô hình được xây dựng trong DNA của con người. Người bệnh có thể do di truyền hoặc niêm mạc biểu hiện theo các mô hình, tạo ra sự xuất hiện của các sọc kỳ lạ trên da. Những bệnh nhân bị Blaschko trên cơ thể thường tạo thành nhiều sọc, hình chữ “V” trên cột sống và hình chữ “S” trên ngực, bụng và hai bên. (Ảnh: Oddee)
Hypertrichosis - Hội chứng người sói: Vào năm 2008, Pruthviraj Patil, một cậu bé Ấn Độ 11 tuổi có khuôn mặt và cơ thể được bao phủ rất nhiều lông. Chính vì lý do này, Patil rất hiếm khi rời khỏi ngôi nhà của mình ở Ấn Độ vì sự kỳ thị của con người. Sau đó, mặc dù gia đình của Patil thử nghiệm nhiều phương pháp dân gian, vận dụng cả phẫu thuật bằng laser nhưng không thể thành công. Hiện gia đình Patil vẫn kêu gọi các bác sĩ tìm cách chữa trị vĩnh viễn căn bệnh này. (Ảnh: Oddee)
Pappiloma biến người thành cây: Sau khi nhiễm virus Pappiloma người (HPV), Dede Koswara, một ngư dân 35 tuổi người Indonesia, được mệnh danh là “người đàn ông cây” vì những mụn cóc mọc khắp người. Sau đó một thời gian, Dede bị sa thải, bị vợ và hàng xóm bỏ rơi, lảng tránh vì quá sợ hãi trước những mụn cóc như những nhánh cây trên cơ thể anh. (Ảnh: Reuters)
Lão hóa sớm: Bệnh Progeria khiến con người có dấu hiệu lão hóa nhanh hơn gấp nhiều lần so với người bình thường. Bệnh này khiến bệnh nhân bị hói đầu sớm, nguy cơ cao mắc các bệnh về tim, xương khớp… Hiện nay trên thế giới, chỉ có khoảng 48 người mắc căn bệnh này và cũng chưa có phác đồ điệu trị triệt để. (Ảnh: Oddee)
Bệnh giun chỉ bạch huyết: Bệnh này do ký sinh trùng được truyền qua muỗi vào cơ thể con người, nhanh chóng sinh sôi nảy nở với tốc độ chóng mặt. Người bệnh bị giun chỉ bạch huyết sẽ bị sưng và phồng tay, ngực, cơ quan sinh dục lớn một cách bất thường. (Ảnh: Oddee)
Da quá nhạy cảm: Dermatographia là tình trạng hiếm gặp do da quá nhạy cảm với những vết thương nhẹ. Khi bị thương, da của người bệnh sẽ trở nên mẩn đỏ rất lâu hồi phục lại. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của tình trạng này có thể do hệ thống miễn dịch của người bệnh quá mẫn cảm, giải phóng quá nhiều lượng histamine, làm cho các mao mạch giãn nở và xuất hiện các mẩn đỏ khi bề mặt da bị trầy xước. (Ảnh: Oddee)
Bệnh bạch biến: Bệnh bạch biến là tình trạng các tế bào tạo ra sắc tố trong da, melanocyte bị phá hủy. Đây là nguyên nhân chính gây ra các mảng trắng xuất hiện trên da của người bệnh. Bệnh nhân bị bạch biến thường xuất hiện các mảng trắng trên da, màng nhầy và mắt. Hiện nay, tỷ lệ dân số trên toàn thế giới mắc bệnh này chỉ từ 1% đến 2%. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xác của bệnh bạch biến rất phức tạp và chưa được chứng minh đầy đủ. (Ảnh: Oddee)