Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người dân có được quyền kiểm tra giấy tờ của CSGT không?

(VTC News) -

Người dân có quyền được kiểm tra giấy tờ của CSGT không là câu hỏi được nhiều người quan tâm và dưới đây là thông tin giải đáp.

Trước khi trả lời câu hỏi người dân có quyền được kiểm tra giấy tờ của CSGT hay không thì ta cần hiểu một số quy trình về tiến hành kiểm soát của CSGT hiện nay. Theo đó, khi phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, CSGT được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:

- Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.

- Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.

- Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định.

- Sau khi kiểm soát xong, cán bộ CSGT báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… hợp tác với lực lượng CSGT để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.

Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.

- Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Người dân có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT không?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin như sau:

- Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

- Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.

- Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

- Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như sau:

Trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính:

- Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;

- Tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;

- Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;

- Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;

- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;Quyền và nghĩa vụ của công dân khi cán bộ, chiến sỹ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.

Công tác đăng ký, cấp biển số xe:

- Quy trình, thủ tục đăng ký, cấp biển số xe;

- Tên cơ quan, địa chỉ, thời gian làm việc, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ đăng ký, cấp biển số xe;

- Trang phục, số hiệu Công an nhân dân của cán bộ làm nhiệm vụ đăng ký, cấp biển số xe;Lệ phí đăng ký xe;Các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, cấp biển số xe;

- Trách nhiệm của cơ quan Công an và cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ đăng ký xe;

- Quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các quy định về đăng ký, cấp biển số xe.

Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông:

- Quy trình chỉ huy, điều khiển giao thông;

- Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;

- Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông;

- Tuyến đường hạn chế hoặc cấm phương tiện, loại phương tiện giao thông khi có yêu cầu về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông:

- Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông;

- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi điều tra, giải quyết tai nạn giao thông;

- Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

Và theo quy định tại Điều 6 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về hình thức công khai của Công an nhân dân như sau:

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:

– Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.

– Đăng Công báo.

– Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.

– Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

– Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy thông qua các quy định trên ta biết được rằng người dân sẽ không có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT một cách trực tiếp được; mà chỉ được kiểm tra các giấy tờ của CSGT một cách gián tiếp thông qua các quy định về hình thức nội dung của công khai của Công an nhân dân như đề cập ở trên.

BẢO HƯNG

Tin mới