Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ bất ngờ bác khả năng trừng phạt kinh tế Nga

(VTC News) -

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bác khả năng trừng phạt kinh tế Nga, nhấn mạnh điều này có thể làm giảm khả năng của phương Tây trong việc ngăn Nga tấn công Ukraine.

"Mục tiêu của các lệnh trừng phạt để ngăn Nga gây hấn. Nếu sử dụng bây giờ, chúng sẽ mất khả năng răn đe", ông Blinken cho biết trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 23/1. 

Ngoại trưởng Mỹ nói thêm rằng nếu quân đội Nga tiến vào Ukraine, động thái này sẽ kéo theo phản ứng đáng kể. 

Trong một cuộc phỏng vấn khác với CBS News, khi được hỏi liệu quyết định của Mỹ có bị ảnh hưởng khi Washington cần sự ủng hộ của Nga trên bàn đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran hay không, ông Blinken khẳng định là không. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: AP)

Mỹ và nhiều nước phương Tây trước đó cảnh báo sẽ áp đặt trừng phạt nếu Nga đưa quân vào Ukraine. 

Mới đây nhất, Tổng thống Biden khẳng định "nếu bất kỳ đơn vị nào của Nga di chuyển qua biên giới Ukraine, đó được xem là hành động tấn công quân sự". 

Nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo hành động như vậy sẽ phải đối mặt với "phản ứng quyết liệt về kinh tế, có sự phối hợp với các đồng minh của Mỹ. 

"Nếu ông Putin đưa ra lựa chọn này, Nga sẽ phải trả giá đắt", Tổng thống Biden nhấn mạnh.

Trong cuộc phỏng vấn với Washington Post tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói ông ủng hộ việc trừng phạt Nga ngay từ bây giờ. 

Quan điểm này được nhiều nghị sỹ Mỹ tán đồng. 

"Chúng ta cần hành động ngay bây giờ. Nếu muốn đối phó với Nga, chúng ta cần phải thể hiện sức mạnh", Thượng nghị sỹ Cộng hòa Joni Ernst cho biết. 

Thượng nghị sỹ dân chủ Chris Coons thúc giục thông qua dự luật lưỡng đảng "áp dụng một số biện pháp trừng phạt ngay bây giờ".

"Các biện pháp trừng phạt mạnh nhất, loại trừng phạt mà chúng tôi sử dụng để đưa Iran vào bàn đàm phán là thứ mà chúng ta nên sử dụng như một biện pháp răn đe", ông này cho hay. 

Song Hy

Tin mới