Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Mức lương của thủy thủ lái tàu là bao nhiêu?

(VTC News) -

Với mức lương hấp dẫn, công việc thủy thủ lái tàu đang được nhiều bạn trẻ quan tâm.

Vận tải biển đang đảm nhận hơn 75% lượng hàng hóa vận chuyển trên thế giới, trong khi đó nguồn nhân lực ở nước ta lại chưa thể đáp ứng đủ. Có không ít chủ tàu lâm vào cảnh thừa việc, thiếu người.

Mức lương của vị trí thủy thủ lái tàu

Hiện để có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực trên tàu, các công ty vận tải biển vẫn phải chịu mức chi phí cực lớn cho việc thuê nhân công nước ngoài. Nhân công đến từ các nước như Singapore, Philipines hay Ấn Độ đều nhận được mức chi trả cao.

Thủy thủ lái tàu mang lại mức lương hấp dẫn. (Ảnh minh họa)

Bài viết trên web trường Cao đẳng Hàng hải II thông tin, thủy thủ viên bậc đại học có lương trung bình từ 10 - 15 triệu/tháng. Sau đó có thể đạt mức lương lên đến 150 triệu đồng/tháng nếu làm thuyền trưởng.

Bên cạnh mức lương cơ bản, thủy thủ lái tàu còn được thưởng theo lợi nhuận, có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các dự án lớn. Các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN, chính sách phúc lợi hưởng đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật.

Anh Trần Hữu Nghĩa (sinh năm 1998) quê Hải Phòng cho biết, khi mới được nhận vào làm thủy thủ lái tàu Việt Nam, anh được trả mức lương 24 triệu đồng/tháng. "Do đã có hơn 1 năm kinh nghiệm nên khi vào làm tôi được trả mức lương cao hơn mặt bằng chung, thời điểm đó là năm 2022. Hiện nay, các chủ tàu của Việt Nam thường đưa ra mức lương từ 12 - 15 triệu/tháng đối với thủy thủ", anh Nghĩa cho hay.

Công việc của thủy thủ lái tàu

Với mức lương có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng, nhân sự ngành vận tải biển đang được các công ty, doanh nghiệp săn lùng. Thu nhập tốt đổi lại công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, môi trường làm việc khắc nghiệt.

Nhân viên lái tàu biển có trách nhiệm vận hành các chuyến tàu đưa khách đi tham quan, trải nghiệm trên biển; hỗ trợ và giới thiệu cho khách các thông tin về địa phương (khi khách yêu cầu).

Ngoài ra, thủy thủ lái tàu còn chịu trách nhiệm về hoạt động an toàn và hiệu quả của con tàu, bao gồm khả năng đi biển, an toàn và an ninh, hoạt động hàng hóa, điều hướng, quản lý thuyền viên và tuân thủ pháp luật, cũng như đối với người và hàng hóa trên tàu.

Trong một số trường hợp sẽ phải cứu nạn, cứu hộ; sử dụng biện pháp cấp bách để đưa tàu cá đến nơi an toàn trong tình thế cấp thiết; hổ biến, hướng dẫn, phân công, đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu thực hiện quy định an toàn hàng hải, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Đồng thời, kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và trang thiết bị, giấy tờ của tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trước khi tàu cá rời bến; cập nhật thông tin về vị trí tàu, số thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật; xuất trình giấy tờ với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Hiện có 2 cơ sở đào tạo thuyền viên tàu biển ở trình độ đại học: trường Đại học Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng và trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM.

Anh Anh (Tổng hợp)

Tin mới