Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Mỗi ngày ăn bao nhiêu bát cơm là phù hợp?

(VTC News) -

Ăn ít cơm sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động lao động, học tập, còn ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ, vậy mỗi ngày ăn bao nhiêu bát cơm là phù hợp?

1. Mỗi ngày ăn bao nhiêu bát cơm là phù hợp?

  • A

    3

    Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trung bình mỗi ngày người Việt ăn khoảng 4 bát cơm. Lượng cơm ăn trong một ngày của người Việt bằng khẩu phần tinh bột trong một tuần của người châu Âu. Đây cũng là lý do khiến bệnh tiểu đường ở các nước châu Á và Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước châu Âu. Nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ) cho biết ăn gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thậm chí cao hơn nhiều so với đồ uống có ga. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, sử dụng một bát cơm trắng mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường lên 11%. Ăn nhiều cơm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch. Do đó, bạn không nên ăn quá 3 bát một ngày, hãy tập thói quen giảm lượng cơm trắng ở mỗi bữa ăn, thay vào đó hãy đa dạng các món ăn đi kèm.

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

2. Bữa ăn nên kéo dài bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

  • A

    5 - 10 phút

  • B

    10 - 15 phút

  • C

    15 - 20 phút

  • D

    20 - 30 phút

    Theo tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ, Hội Dinh dưỡng Việt Nam, bữa ăn tốt nhất về dinh dưỡng, tiêu hóa với người bình thường chỉ nên dài khoảng 20-30 phút, tính từ khi miệng có hoạt động nhai đến khi buông đũa, không bao gồm lúc dọn cơm hoặc nói chuyện sau ăn. Ăn chậm giúp trải nghiệm về màu sắc, kết cấu, mùi và vị thực phẩm, tạo niềm vui trong ăn uống.
    Nếu bữa ăn quá 30 phút, một số vấn đề có thể xảy ra, như thực phẩm nguội lạnh, biến chất, vi khuẩn xâm nhập, cảm giác không ngon miệng. Chưa kể ô nhiễm từ ngoài như bụi bặm, côn trùng, nhất là các quán ăn vỉa hè. Nhiều gia đình cho con ăn rong, bữa ăn kéo dài đến 1-2 tiếng, có thể gây hại sức khỏe.
    Quá 30 phút, thức ăn của bé nguội, vữa nát, trẻ không muốn ăn hoặc khó tiêu thụ. Từ đó, phát sinh tâm lý bực dọc, căng thẳng ở cả cha mẹ lẫn trẻ, góp phần gây chứng biếng ăn kéo dài. Mặt khác, mọi người không nên ăn trong 10-15 phút. Ăn quá nhanh không những không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn, mà còn khiến dạ dày khó tiêu hóa thực phẩm, có thể gây bệnh đường ruột. Ngoài ra, ăn nhanh, nuốt vội còn gây đầy hơi, chướng bụng, cảm giác mệt mỏi sau kết thúc bữa cơm. Khi ăn nhanh, ăn qua loa, não bộ không kịp xử lý tín hiệu, khiến bạn không cảm thấy no, tiêu thụ nhiều thực phẩm, lâu dài dẫn đến béo phì.

Như Loan

Tin mới