Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Mẹo nấu cơm giúp giảm béo, ngăn ngừa bệnh tiểu đường

ác nhà khoa học đã phát hiện ra một cách đơn giản để nấu cơm mà cắt được 50% lượng calo.

(VTC News) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra cách đơn giản giúp giảm 50% lượng calo trong cơm.


Đây là một trong những phương pháp đột phá giúp ngăn chặn căn bệnh béo phì và tiểu đường.

Gạo là một trong các thực phẩm phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Châu Á, có hơn 90% lượng lúa gạo được trồng và tiêu thụ.

Cơm trắng là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn. Tại vùng biển Caribbean, nơi gạo thường xuyên được sử dụng và kết hợp với đậu. Ngay cả Hoa Kỳ, nơi mà người ta ăn một lượng tương đối khiêm tốn tinh bột nhưng họ vẫn tiêu thụ gạo.



Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tiêu thụ quá nhiều gạo trắng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì. Một chén gạo nấu chín chứa khoảng 200 calo, hầu hết nó ở dạng tinh bột, rồi chuyển hóa thành đường, và sau đó là chất béo được hấp thu vào cơ thể.



Hiện nay, tỷ lệ béo phì đang tăng lên trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi mà người dân tiêu thụ gạo là chủ yếu. Trung Quốc và Ấn Độ là một trong những nước có số người béo phì gia tăng hàng năng.

Tất nhiên, gạo không phải là nguyên nhân duy nhất của việc tăng cân. Nhưng việc giảm lượng calo trong một chén gạo thậm chí chỉ cần 10 % đã có thể có một tác động rất lớn cho sức khỏe thế hệ tương lai.



Chỉ cần giảm 10% lượng calo trong gạo sẽ giúp ngăn ngừa bệnh béo phì và tiểu đường hiệu quả.

Nghiên cứu đột phá



Một sinh viên đại học tại Sri Lanka (

Sudhair

James) và thầy tiến sỹ Pushparajah Thavarajva đã nghiên cứu tìm ra một cách mới để khi nấu cơm có thể giảm lượng calo bằng 50% lượng calo mà gạo mang lại với cách thức nấu cơm thông thường.

Ngoài giảm lượng calo, phương pháp này còn giúp tăng cường các dưỡng chất tốt cho sức khỏe có trong gạo.

Phương pháp này không đòi hỏi sự tỉ mỉ hay khéo léo, mà cốt lõi chỉ là một thao tác đơn giản liên quan đến một vài bước trong cách nấu cơm thường ngày.



"Những gì chúng tôi đã làm là nấu cơm như bạn thường làm, nhưng khi nước sôi, chúng tôi đã thêm dầu dừa, khoảng 3% lượng gạo cho vào", Sudhair James trình bày nghiên cứu sơ bộ của mình tại Hội nghị Quốc gia và triển lãm của Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) gần đây. "Sau khi cơm chín, chúng ta để cơm vào ngăn mát trong tủ lạnh trong khoảng 12 giờ".



Để hiểu được những gì đang xảy ra, bạn cần phải hiểu một chút về hoá thực phẩm.

Khi nấu cơm, không phải tất cả các loại tinh bột đều được tạo ra như nhau. Một số được gọi là tinh bột dễ tiêu hóa, chỉ mất một chút thời gian để cơ thể có thể tiêu hóa và nhanh chóng biến thành glucose, và sau đó glycogen.

Một loại tinh bột khác, là tinh bột kháng, phải mất một thời gian dài để cơ thể chuyển đổi nó thành glucose hoặc glycogen. Cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ một lượng calo đáng kể vào cơ thể khi ăn những tinh bột này.

Nhưng nếu nắm được nguyên lý và thực hiện đúng các bước trên, lượng calo trong tinh bột của gạo sẽ giảm đi đáng kể (50%).



Với phương pháp này, chúng ta có thể thay đổi các loại tinh bột có trong các loại thực phẩm bằng cách thay đổi cách thức chúng được tạo nên sau khi chế biến. Ít nhất, chúng ta biết rằng một số loại thực phẩm sẽ thay đổi lượng calo hấp thụ khi được nấu chín bằng cách khác nhau.



Thí dụ, khoai tây và đậu Hà Lan chứa rất nhiều tinh bột khi chúng được nấu chín hoặc nghiền. Tuy nhiên, quá trình làm nóng hay làm mát, các loại củ này có thể làm thay đổi lượng tinh bột kháng.

Riêng với gạo, tùy thuộc vào phương pháp nấu, trải qua những thay đổi hóa học mà cơm lại mang đến những lượng tinh bột khác nhau. Đáng chú ý nhất, cơm chiên và cơm kiểu thập cẩm chứa nhiều tinh bột hơn so với cơm được nấu theo cách thông thường.



"Nếu bạn có thể làm giảm tinh bột dễ tiêu hóa trong thực phẩm giống như cơm trắng thì bạn có thể giảm năng lượng hấp thụ vào cơ thể mình", tiến sỹ Pushparajah Thavarajah, giáo sư nghiên cứu về phương pháp mới này khẳng định.



Mỗi giống lúa sẽ tạo ra lượng tinh bột hoàn toàn khác nhau.

Thử nghiệm trên nhiều giống lúa


Hiểu được điều này, James và tiến sỹ Thavarajva đã thử nghiệm 8 công thức nấu ăn khác nhau trên 38 loại lúa khác nhau ở Sri Lanka. Những gì họ tìm thấy là: chỉ bằng cách thêm lipid (dầu dừa trong lúc nấu cơm, và sau đó làm mát ngay lập tức sau khi cơm chín. Đây là phương pháp thay đổi đáng kể lượng tinh bột trong gạo.



Giải thích vấn đề này, James cho rằng, sự kết hợp giữa gạo và dầu dừa đã làm thay đổi cấu trúc của gạo sau khi trở thành cơm. Việc làm lạnh cơm sau khi được nấu chín sẽ giúp nuôi dưỡng tinh bột sau khi được nấu chín. Kết quả là, lượng tinh bột được chuyển hóa đã giảm lượng calo từ 50-60%. Điều này rất có lợi cho sức khỏe.



Đây là nghiên cứu đột phá, tuy nhiên hai thầy trò Thavarajva và James vẫn phải kiểm tra các giống khác của lúa, trong đó Suduru Samba, giống lúa đặc biệt mà họ tin rằng sẽ giúp giảm calo nhiều nhất trong các giống lúa. Họ cũng dự định thử nghiệm với các loại dầu khác như dầu hướng dương, dầu ô-liu...



Tương lai gần, họ sẽ tìm ra phương pháp chế biến các thực phẩm chứa tinh bột giảm được lượng calo đáng kể, giúp cải thiện đời sống sức khỏe con người. Mọi người đều có thể thử nghiệm ngay tại nhà, mặc dù James cảnh báo các kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào loại gạo sử dụng.



Thiên Hoa (Theo Washingtonpost)



Nguồn:

Tin mới