Hãy hình dung cảnh tất cả những túi rác mà nhà bạn vứt bỏ trong tuần này được xếp vào một chỗ, nó nhiều đến chừng nào. Sau đó, hãy tưởng tượng về "núi" rác mà tất cả các gia đình trong khu phố của bạn tạo ra trong cả tuần. Như vậy đã đủ đáng sợ rồi đúng không? Và còn khủng khiếp thế nào nếu hình dung lượng rác của cả một quận, một thành phố, một quốc gia và toàn thế giới, trong thời gian một tháng, một năm, một thế kỷ!
Thế giới đang tạo ra bao nhiêu rác thải mỗi tuần?
Rác thải hiện hữu trên mỗi thước đất ven biển trên thế giới. Cứ mỗi yard (0,91 mét) chiều dài ven biển có khoảng 15 túi rác.
Rác thải trên bờ biển vừa hủy hoại cảnh quan vừa tác động xấu đến sinh vật biển.
Theo các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, thế giới tạo ra ít nhất 3,5 triệu tấn rác thải nhựa và các loại chất thải rắn khác mỗi ngày, gấp 10 lần so với một thế kỷ trước. Câu hỏi cấp thiết luôn được đặt ra là: Cuộc sống không rác thải liệu có khả năng thành hiện thực không, nếu có thì bằng cách nào?
Thế nào là không rác thải?
Zero Waste - không rác thải - là khái niệm nhằm giảm lượng tiêu thụ và vứt bỏ. Áp dụng lối sống không rác thải là cách sống bền vững nhất. Nó sẽ tác động đến môi trường bằng cách ngăn chặn việc khai thác tài nguyên, giảm lượng vật liệu được gửi đến bãi chôn lấp hoặc lò đốt và giảm ô nhiễm do sản xuất, vận chuyển hoặc thải bỏ vật liệu.
Làm thế nào để đạt điều đó?
Zero Waste thường được coi là mục tiêu không dễ tiếp cận (ví dụ như việc tự làm xà phòng có thể không thực tế trong cuộc sống của bạn), nhưng nó khả thi nếu bạn thực sự muốn. Đây là lối sống giúp giảm thiểu lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc, rất phù hợp với cuộc sống ngày nay.
Làm phân trộn, mua đồ cũ, chia sẻ khi bạn có thể hoặc chuẩn bị bữa trưa văn phòng từ nhà… là tất cả các bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để không sinh ra rác thải, đồng thời tiết kiệm tiền.
Đầu tiên, bạn chọn mua những thứ không có bao bì nhựa, hoặc được đựng trong bao bì có thể tái chế, tái sử dụng. Thế nhưng chất thải đóng gói chỉ là một phần lượng chất thải mà con người tạo ra. Chúng ta còn cần kéo dài thời gian tái sử dụng sản phẩm; dùng nó làm phân bón, tái chế.
Phân bón hữa cơ vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường.
Kiểm soát những gì bạn mặc
Con người thường có xu hướng quên rằng rác thải được tạo ra trong quá trình sản xuất những thứ chúng ta tiêu thụ, đây được coi là chất thải đầu nguồn. Giấy nâu, thủy tinh, gỗ và bông không tẩy trắng… cũng có thể coi là rác thải.
Chiếc áo sơ mi bạn mới mua được đóng trong hộp hay túi nhựa. Giả sử nó được làm từ sợi tự nhiên, ai đó đã trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch chúng. Sau đó, nó được biến thành sợi, nhuộm và dệt thành vải, được may thành một chiếc áo hoàn chỉnh và phải được vận chuyển đến nhà kho trước khi đến tay bạn. Khi áo đã sờn sau nhiều năm sử dụng, nó có thể được tái sử dụng để làm khăn lau bếp hoặc khăn lau nhà thay vì vứt đi.
Chiếc túi này được làm từ vải của một cái áo cũ.
Tuy nhiên, chúng ta cần nỗ lực hơn trong việc có trách nhiệm với rác thải cuối nguồn - khi chúng ta dùng chất thải để làm phân bón, tái chế hoặc chôn lấp. Việc tái chế hoặc xử lý sẽ không thể bù đắp hoặc làm biến mất chất thải đầu nguồn. Vì vậy, một lựa chọn đơn giản khác là giảm số lượng những thứ chúng ta mua. Chỉ mua những thứ chúng ta thực sự cần hoặc chọn hàng đã qua sử dụng để giảm nhu cầu về các sản phẩm mới.
Giảm những gì bạn tiêu thụ
Thay đổi thói quen
Sửu dụng làn, túi vải đi chợ để bảo vệ sức khỏe của chính bạn