Thành phần dinh dưỡng của cá chép
Báo Vietnamnet dẫn lời Lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông y Hà Nội cho biết, cá diếc là cá nước ngọt có thể sinh sản tự nhiên hoặc được nuôi trong ao đầm. So với các loại cá khác, cá diếc lành, người già, trẻ nhỏ, người mới ốm dậy đều ăn được, giá rất rẻ.
Cá diếc có thịt dày, vị thơm, lành tính. Theo Đông y, tác dụng ổn trung, bổ hư, lợi tiểu, kiện tỳ (tốt cho cơ quan tiêu hóa), hóa thấp. Thấp trong Đông y là âm tà gây tổn hại dương khí. Người bị thấp cảm thấy mệt mỏi, nhạt mồm miệng, ăn uống không ngon, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, người có triệu chứng trên chọn ăn cá diếc sẽ cải thiện rất tốt.
Cá diếc giàu protein, các axit amin chất lượng cao, liên kết chất đạm lỏng lẻo nên dễ hấp thu trong đường tiêu hóa hơn các loại thịt. Protein từ cá giúp tái tạo cơ tốt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Với người mới ốm dậy, đặc biệt bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất, xạ trị, đây là món ăn bồi bổ giá rẻ cho họ.
Ngoài ra, thành phần của cá diếc còn chứa các chất béo tốt như omega-3, axit eicosapentaenoic, vitamin A, vitamin D, B1, B2, vitamin E, niacin có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, điều trị xơ vữa động mạch, phòng chống ung thư. Trong 100g thịt cá diếc chứa lipid 1,8mg, canxi 70mg, phốt pho 152mg, sắt 0,8mg.
Cá diếc rất tốt cho sức khoẻ
Các món ăn bài thuốc từ cá diếc
Cá diếc tuy là món ăn dân dã nhưng lại rất bổ dưỡng. Ngoài ra, cá diếc cũng là vị thuốc trong y học cổ truyền. Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Phó Thuần Hương hướng dẫn một số món ăn bài thuốc từ cá diếc như sau:
Kiện tỳ thẩm thấp lợi tiểu khỏi phù thũng
Cá diếc hầm đậu: Cá diếc 1 con 250 - 300g, thương lục thái nhỏ 10g, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) 30g. Cho thương lục và đậu vào bụng cá hầm chín. Ăn cái, uống nước vào lúc đói, ăn 2 ngày một lần. Ăn 3 lần.
Lưu ý: phụ nữ có thai không nên dùng vì thương lục xổ nước mạnh. Muốn chữa phù nhẹ và được an toàn hơn thì bỏ vị thương lục thay vào 9g đường kính. Có thể dùng trong trường hợp phù do viêm thận mạn, phù dinh dưỡng.
Ích khí tiêu phù (viêm thận cấp và mạn)
Cá diếc 1 con 250 - 300g làm sạch, cùi bí đao 60g, ý dĩ 30g, nấu chung với lượng nước vừa đủ cho đến khi ý dĩ chín nhừ. Hoặc cá diếc nấu với 100 - 200g vỏ bí đao.
Đại tiện ra máu: Cá diếc 1 - 2 con nấu canh lá hẹ.
Chữa sởi (thời kỳ xuất hiện nốt sởi): Cá diếc 1 con làm sạch, đậu phụ 250g. Nấu thành canh cho trẻ ăn ngày 1 lần. Ăn liền 2-3 ngày. Để tránh gây hóc xương thì phải nấu cá trước, lọc lấy thịt rồi cho đậu vào nấu.
Lỵ amíp: Cá diếc 500g, hành 2 củ, hầm chín cả 2 để ăn.
Quai bị: Nấu canh cá diếc với rau câu kỷ (cả cành) ăn.
Trẻ biếng ăn, gầy còm, hay đi lỏng, sức yếu: Cá diếc 1 con 250g, gừng tươi 30g, trần bì (vỏ quýt khô) 10g, hồ tiêu 1g. Gói 3 thứ sau cho vào bụng cá (đã làm sạch). Nấu chín, ăn cá, uống nước. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn liền vài ngày.
Chữa ít ngủ, ngủ không ngon giấc:
Cá diếc 300g, lá vông nem bánh tẻ 50g, hoa thiên lý 50g, gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước khoảng 400ml, đun sôi rồi cho lá vông và hoa thiên lý cùng với phần cá nạc. Nấu sôi lại là được. Ăn nóng lúc đói vào buổi chiều. Ngày 1 lần trong một tuần lễ.
Chữa ho: Cá diếc 2 con (300g), lá xương sông 100g, gừng tươi 2 lát mỏng, gia vị. Làm như cách chữa mất ngủ trên.
Dưỡng phế, giảm ho, cầm máu:
Cá diếc 1 con 250g, trái hồng khô 2 trái, bách hợp 30g, mỗi thứ đều được làm sạch cho vào nồi, thêm nước nấu chung ninh kỹ với gia vị. Dùng tốt cho người bị các bệnh phế quản, phổi mạn tính, thở dốc, đờm lẫn máu, miệng họng khô, hay đổ mồ hôi.
Chữa tăng huyết áp: Cá diếc 1 con (250g) cho vào chậu nước muối nhả hết nhớt dãi. Không mổ, để nguyên con đem luộc gỡ lấy thịt nấu canh với lá dâu.
Chữa đái tháo đường: Cá diếc 1 con để vảy không đánh, bỏ ruột lấy trà cho vào đầy bụng, bọc giấy, nướng hay lùi cho chín rồi gỡ ăn.