Các nhà khoa học gọi phần nhô ra giống như lưỡi kiếm này là "thanh kiếm lachrymal". Lachrymal nằm bên trong đầu cá, dưới mắt. Khi cần, cá sẽ dùng cơ má để triển khai nó.
Lachrymal được ví như sừng cừu đực trong các trận chiến giữa cá đá và các đồng loại của chúng.
Ngoài mục đích tự vệ và tấn công, "thanh kiếm" này còn có tác dụng bất ngờ khác là để tán tỉnh con cái.
Ảnh chụp X-quang một con cá đá Whiskered Prowfish. (Ảnh: CNN)
Do có màu xanh lục huỳnh quang nên Lachrymal có thể phát sáng.
Theo các nhà khoa học, cá đá dựa vào ngụy trang để bảo vệ bản thân và săn mồi. Sắc huỳnh quang trên Lachrymal có mục đích phòng vệ, chẳng hạn như để cảnh báo kẻ săn mồi.
Tới nay có khoảng 134 loài cá đá được phát hiện và tất cả chúng đều mang trong mình những thanh kiếm lachrymal với hình dạng khá tương đồng.
Cá đá chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển Indonesia – Thái Bình Dương. Chúng thường được biết đến với cái tên khác là cá mặt quỷ vì ngoại hình xấu xí. Loài cá này ban đầu xuất hiện ở Đài Loan, sau đó lan rộng ra các vùng ở Quảng Đông, Chiết Giang, Trung Quốc.