Cụ thể, đội quân bí mật này được cho là không chịu sự giám sát của Quốc hội, tiêu tốn ít nhất 900 triệu USD trong chương trình hàng năm. Nếu sự tồn tại của họ được xác nhận, điều đó sẽ vi phạm nhiều điều luật của Mỹ, cũng như công ước Geneva về các quy tắc xung đột vũ trang.
(Ảnh minh họa)
Newsweek dẫn kết quả của một cuộc điều tra kéo dài 2 năm, dựa trên hàng chục yêu cầu Tự do thông tin, qua đó phân tích 1.600 hồ sơ việc làm và phỏng vấn những người liên quan. Cuộc điều tra cho rằng đội quân bí mật này thực hiện các hoạt động cả ở trong và ngoài nước Mỹ, cả ngoại tuyến và trực tuyến, với các nhiệm vụ yêu cầu phải vượt qua những công nghệ phức tạp.
Hơn một nửa lực lượng này được cho là bao gồm các binh sĩ đặc nhiệm hoạt động ở nhiều nước trên khắp thế giới như Pakistan, Yemen, các nước Tây Phi, thậm chí cả Triều Tiên và Iran. Các chuyên gia tình báo sẽ tham gia vào hoạt động thu thập thông tin, phản gián, kế đến là các chuyên gia ngôn ngữ. Những người khác tạo nên một đội quân mạng tham gia vào chiến tranh mạng và thu thập thông tin, và thậm chí được cho là đang làm việc để thao túng mạng xã hội.
Chương trình được gọi là "signature reduction" (giảm nguy cơ) và ước tính lớn hơn mười lần so với quy mô bộ phận hoạt động bí mật của CIA.
Khoảng 130 công ty được cho là có liên quan tới chương trình này. Gần 1 tỷ USD đã được chi cho việc tạo ra các tài liệu giả, thanh toán hóa đơn và thuế, và xây dựng danh tính giả phức tạp.
Chương trình cũng được cho là có thể vượt qua các hệ thống nhận dạng và sinh trắc học hiện đại, bao gồm lấy dấu vân tay và nhận dạng khuôn mặt, không chỉ ở nước ngoài mà còn ở Mỹ.
Một sĩ quan cấp cao đã nghỉ hưu khoe với Newsweek về việc Mỹ được cho là vượt trội so với các đối thủ trong “cuộc chiến”.