Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lạm phát giảm và tỷ lệ thất nghiệp thấp, vì sao người Mỹ vẫn thấy 'buồn'?

(VTC News) -

Dù tình trạng lạm phát đã giảm đáng kể và tỷ lệ thất nghiệp luôn duy trì ở mức thấp, nhưng hầu hết người Mỹ đều có cái nhìn ảm đạm về nền kinh tế.

Một báo cáo của chính phủ Mỹ được công bố vào tuần trước chỉ ra rằng giá tiêu dùng đã không tăng trong suốt khoảng thời gian từ tháng 9 tới tháng 10, dấu hiệu mới nhất cho thấy lạm phát đang dần ổn định sau khi chạm mốc cao kỷ lục hồi năm 2022.

Bên cạnh đó, một báo cáo độc lập khác chỉ ra dù tốc độ mua sắm của người Mỹ giảm trong tháng 10, nhưng mức độ chi tiêu của họ vẫn đủ lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Dù vậy, theo một khảo sát do hãng tin AP và Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Công chúng (NORC) phối hợp thực hiện, có tới 3/4 người được hỏi đánh giá không cao về tình hình nền kinh tế Mỹ; 2/3 nói chi phí sinh hoạt đã tăng lên và chỉ 1/4 cho biết họ được tăng thu nhập.

Vấn đề này trở thành một thách thức chính trị đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden khi ông chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh cử năm tới. Kết quả các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ngày càng nhiều cử tri Mỹ không hài lòng với cách ông chủ Nhà Trắng xử lý các vấn đề liên quan tới nền kinh tế.

Lạm phát ở Mỹ đang chậm lại nhưng giá cả thì vẫn tăng cao. (Ảnh: Reuters)

Mức lương tăng chậm

Có rất nhiều nguyên nhân đằng sau sự “ngán ngẩm” của người Mỹ về tình hình kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã chỉ ra lý do nổi bật nhất của tình hình này: Đó là sự trượt dốc kéo dài của nền kinh tế và ảnh hưởng đối với tâm lý người dân sau đợt lạm phát tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ qua. Trong năm qua, dù tình hình lạm phát phần nào đã được cải thiện và ổn định, chi phí nhiều loại hàng hoá và dịch vụ vẫn đắt hơn nhiều so với 3 năm trước. Lạm phát đang chậm lại, nhưng giá cả thì vẫn tăng cao.

Bà Lisa Cook, thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang, đã đề cập tới vấn đề này trong bài phát biểu gần đây tại Đại học Duke.

“Phần lớn người Mỹ không chỉ mong đợi lạm phát chậm lại. Họ mong muốn giảm phát. Họ muốn giá cả trở về mức như trước đại dịch (COVID-19). Tôi đã nghe được những mong đợi này từ chính các thành viên trong gia đình mình”, bà Cook cho hay.

Chi phí đã tăng đối với những loại hàng hoá và dịch vụ cơ bản nhất của người Mỹ, từ bánh mì, thịt bò, các mặt hàng tạp hoá tới giá nhà ở và các tiện ích khác. Hàng tháng, thậm chí hàng tuần, người tiêu dùng Mỹ đều được gợi nhắc về mức giá họ phải trả, rằng chi phí đã tăng cao như thế nào so với cách đây 3 năm.

Giảm phát - sự cắt giảm giá cả trên diện rộng - thường không phải điều các nhà kinh tế mong đợi vì sẽ khiến các công ty và người tiêu dùng ngần ngại chi tiêu. Do đó, các nhà kinh tế cho rằng một giải pháp tối ưu có thể là tăng thu nhập cho người lao động.

Mức điều chỉnh thu nhập theo lạm phát kể từ đại dịch tới nay là một vấn đề phức tạp, rất khó để có thể nắm bắt được trải nghiệm của khoảng 160 triệu người Mỹ thông qua một thước đo nhất định.

Theo tính toán của Wendy Edelberg, chuyên gia cao cấp tại Viện Brookings, thu nhập trung bình hàng tuần được điều chỉnh theo lạm phát của người lao động chỉ tăng với tỷ lệ 0,2%/năm, tính từ ba tháng cuối năm 2019 đến quý hai năm 2023. Mức tăng ít ỏi này khiến nhiều người Mỹ cảm thấy họ gần như không có sự cải thiện nào về mặt tài chính.

Đối với Katherine Charles, bà mẹ đơn thân 40 tuổi ở Tampa (Florida), sự suy giảm của lạm phát không giúp cuộc sống của cô trở nên dễ dàng. Tiền thuê nhà của cô đã tăng 15% trong tháng 5 vừa qua. Vào mùa hè, để giảm hóa đơn tiền điện, Charles đã phải tắt điều hoà bất chấp thời tiết nóng nực.

Cô cũng phải cắt giảm chi tiêu khi đi chợ dù các con đang trong tuổi phát triển. Charles nói: “Con trai tôi thích thịt đỏ. Chúng tôi không hể tiếp tục chi tiêu như trước đây nữa. Nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt là đối với tôi”.

Chi phí sinh hoạt tăng đã dẫn đến làn sóng đình công và các hình thức hoạt động lao động khác trong năm nay.

Hoa Vũ

Tin mới