Việc Nga phá hủy những chiếc xe tăng Leopard 2 đầu tiên của Đức trên chiến trường Ukraine đã khiến nhiều chuyên gia phương Tây đặt ra câu hỏi, rằng khi nào những chiếc xe tăng này sẽ được các chuyên gia Nga mổ xẻ nghiên cứu? Có thể Nga sẽ đem về nhiều hơn một chiếc xe tăng Leopard, vì ít nhất đã có hai mẫu Leopard 2A4 và Leopard 2A6 bị phá hủy ở Ukraine.
Việc “trao đổi” những thiết bị quân sự bị phá hủy như vậy đã diễn ra từ đầu cuộc xung đột. Từ những hệ thống tên lửa HIMARS chưa nổ, cho đến tên lửa Javelin, xe bọc thép chở quân M113,...v.v. đã được các kỹ sư Nga tích cực nghiên cứu. Đồng thời, phương Tây cũng đã khám phá những chiếc xe tăng T-90M Proryv, trực thăng tấn công Ka-52, một số mẫu máy bay chiến đấu Sukhoi bị bắn rơi, v.v.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, theo logic thì những chiếc xe tăng Leopard đầu tiên của Đức đang chờ đợi hành trình dài tới nhà máy Uralvagonzavod. Cũng có thể chúng sẽ được chuyển đến một nhà máy sửa chữa xe tăng gần mặt trận hoặc Moskva. Ở đó, chúng sẽ được tháo rời và được nghiên cứu kỹ từng bộ phận.
Xe tăng Leopard bị phá hủy trên chiến trường Ukraine.
Có gì trong Leopard 2A4?
Các chuyên gia phân tích của tờ Bulgarian Military cho rằng, điều mà các kỹ sư Nga rất quan tâm bắt nguồn từ sự khác biệt cơ bản giữa T-90M và Leopard 2A4 của Đức, đó là là lớp giáp và hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng.
Trên chiến trường, cả T-90M và Leopard 2A4 đều bị bắn cháy, tức là dù giáp của Leopard 2A4 được đánh giá tốt hơn của xe tăng Nga nhưng nó cũng không phải là bất tử. Bên cạnh đó, thứ được các chuyên gia Nga chú ý chính là vật liệu composite tạo nên áo giáp của xe tăng.
Điều thứ hai gây ấn tượng với người Nga là hệ thống điều khiển hỏa lực, bởi vì Leopard là loại xe tăng bắn chính xác nhất trong số các xe tăng được sản xuất ở phương Tây, nó còn được đánh giá cao hơn cả Challenger 2 của Anh.
Ngoài ra, máy đo khoảng cách laser, hình ảnh nhiệt và hệ thống điều khiển hỏa lực được vi tính hóa trong phiên bản 2A4 sẽ khiến các kỹ sư Nga thích thú. T-90M cũng hoạt động với hệ thống điều khiển hỏa lực như vậy nhưng vẫn có những điểm khác biệt và có mặt cần phải học hỏi từ xe tăng Đức.
Nhà máy xe tăng Uralvagonzavod.
Có gì trong Leopard 2A6?
So với Leopard 2A4, phiên bản này có nhiều điểm khác biệt. Nếu phiên bản 2A4 là phiên bản phổ biến nhất của xe tăng Leopard trên thế giới, thì 2A6 thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của từng khách hàng.
Các kỹ sư Nga có thể sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống thông tin bổ sung trong xe tăng. Hệ thống này giúp cung cấp thông tin liên lạc giữa chỉ huy và các bộ phận, từ trung đội, đại đội hoặc tiểu đoàn. Đây sẽ là nội dung quan trọng đối với các kỹ sư Nga, vì việc truyền dữ liệu là chìa khóa cho tình báo quân sự trong thời chiến.
Các chuyên gia Nga cũng sẽ xem xét khả năng chống mìn tiên tiến và những cải tiến bên trong để cải thiện khả năng sống sót của phi hành đoàn của xe tăng 2A6, khả năng này được cho là cải tiến so với 2A4. Tuy nhiên, cần lưu rằng không phải tất cả 2A6 đều được bảo vệ như vậy, vì chúng còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
Xe tăng Leopard 2A6.
T-90M gặp sự cố về nhiệt, Leopard 2A6 thì không
Một trong những vấn đề xe tăng Nga gặp phải là tạo ra nhiều nhiệt hơn so với xe tăng Đức trong khoang khi thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt là vào mùa hè, nhiệt độ trong xe tăng của Nga cao hơn nhiều so với xe tăng của phương Tây. Một số ý kiến cho rằng do hệ thống điều hòa không khí tốt hơn.
Bên cạnh đó, các kỹ sư Nga cũng sẽ nghiên cứu rất chi tiết về truyền động tháp pháo trên xe tăng 2A6 của Đức. Được biết, tháp pháo của 2A6 tạo ra rất ít năng lượng và nhiệt trong quá trình hoạt động. Điều này là do truyền động tháp pháo trên 2A6 là điện, trong khi các phiên bản khác là thủy lực.
Đạn của xe tăng Leopard.
Đạn của Leopard
Các xạ thủ Nga cũng sẽ quan tâm đến đạn pháo được các xe tăng Đức sử dụng. Liệu có còn sót lại quả đạn nào trong số những chiếc xe tăng bị phá hủy hay không thì vẫn chưa rõ. Nhưng một khả năng như vậy không nên bị loại trừ và đây là điều mà các chuyên gia Nga mong muốn.
Một trong những loại đạn được sử dụng phổ biến nhất là đạn phá hủy loại bỏ ổn định bằng vây xuyên giáp DM53 (APFSDS). Loại đạn này có khả năng xuyên thủng những lớp giáp rất dày ở cự ly xa. Nó cũng được trang bị một bộ phận theo dõi, giúp dễ dàng quan sát quỹ đạo của viên đạn và điều chỉnh hỏa lực nếu cần.
Một loại đạn khác được sử dụng bởi Leopard 2 là đạn chống tăng DM12 HEAT. Loại đạn này được thiết kế để xuyên giáp bằng cách sử dụng điện tích định hình tạo ra một tia kim loại nóng chảy tốc độ cao khi va chạm. Loại đạn này đặc biệt hiệu quả khi tấn công những xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ, điều mà đạn APFSDS không thể làm được.
Leopard 2 cũng sử dụng đạn phân mảnh (HE-FRAG) DM11, được thiết kế để phát nổ khi va chạm và tạo ra bán kính vụ nổ lớn. Loại đạn này đặc biệt hiệu quả khi chống lại bộ binh và các mục tiêu mềm khác.
Rất có thể các xe tăng Leopard bị bắt giữ sẽ được khôi phục tại nhà máy Uralvagonzavod và sẽ được đưa ra bãi tập của Bộ Quốc phòng Nga cùng với các xe tăng T-90M để tiến hành thử nghiệm. Điều này được xem là mối lo ngại cho quân đội Ukraine trong thời gian tới, bởi những yếu điểm của xe tăng Leopard sẽ được binh lính Nga khai thác.