Vì thế, các chuyên gia cho rằng, khi lái xe ô tô, tài xế nên đi giày đế bằng và thoải mái hoặc đi dép có quai, tuyệt đối không mang giày cao gót hoặc bốt đế cao để lái xe ô tô.
Loại giày, dép của tài xế có thể ảnh hưởng rất lớn tới việc lái xe. Dép xỏ ngón không có sự hỗ trợ từ phần đế dép, dễ bị trượt và có thể mắc kẹt dưới các bàn đạp khiến tài xế bị phân tâm khi tìm cách xỏ lại dép.
Các loại giày đế bằng phù hợp nhất khi lái ô tô. (Ảnh minh họa).
Giày cao gót khiến phần gót chân bị nâng cao khỏi sàn xe, khiến cảm giác không thật khó cảm nhận chân phanh, chân ga và không linh hoạt trong tình huống khẩn cấp. Các loại giày cỡ to, đế xuồng cũng gây khó khi tài xế đạp ga hay phanh, thậm chí dễ bị kẹt giữa các bàn đạp.
Những loại giày nên sử dụng khi lái ô tô là giày sneaker (đế bằng) như giày thể thao, kiểu giày búp bê của phụ nữ, bốt cổ ngắn, giày tây, giày lười.
Trên thực tế, nhiều khảo sát khác nhau cùng cho thấy, việc đi giày, dép không phù hợp có thể dẫn tới những hậu quả tồi tệ hơn so với việc để chân trần. Cụ thể, theo nghiên cứu của NMRA, một hãng bảo hiểm ở Australia khi hỏi 1.000 tài xế đã được họ cho biết 60% số này vẫn đi dép xỏ ngón hoặc giày cao gót khi lái xe và 38% thừa nhận từng bị tuột một chiếc giày trước khi xảy ra tai nạn.
Do đó, các chuyên gia lái xe an toàn khuyên người lái ô tô hãy đi giày phù hợp hoặc dép có quai để đảm bảo sự chắc chắn của đôi chân. Còn dép lê hay xỏ ngón không có sự hỗ trợ từ phần đế dép, dễ bị trượt và có thể mắc kẹt dưới các bàn đạp khiến tài xế bị phân tâm khi tìm cách xỏ lại dép...
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc đi giày cao gót khi lái xe là hoàn toàn không hợp lý, khi đạp và mắc kẹt chân ga thì không chỉ gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông xung quanh mà còn và bản thân. Vì thế, dù là nam hay nữ hãy luôn để một đôi giày riêng mỗi khi lái xe, còn khi dừng thì đổi sang giầy cao gót hoặc bốt cao sau.
Đặc biệt đối với phụ nữ, việc dùng giày cao gót sẽ khiến phụ nữ gặp khó khăn khi điều khiển chân ga, chân phanh, thậm chí luống cuống đạp nhầm từ chân phanh sang chân ga, đặc biệt là trong những tình huống cấp bách nguy hiểm, khi di chuyển trên các tuyến đường có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông đông đúc.