Chất béo giữ một vai trò quan trọng với cơ thể. Ngoài cung cấp năng lượng, chất béo còn là dung môi hòa tan nhiều vitamin thiết yếu như A,E,D,K...Các axit béo cũng là thành phần chính cấu tạo nên tế bào thần kinh, màng tế nào và các mô trong cơ thể. Do vậy, ăn ít chất béo không ít thì nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
Quan điểm này trùng với một kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Tim mạch các nước châu Âu, diễn ra tại Barcelona, Tây Ban Nha.
Theo đó, các nhà nghiên cứu Canada đã tiến hành khảo sát ở 135.000 người trưởng thành tại 18 quốc gia trên thế giới. Kết quả cho thấy những người thường xuyên cắt giảm chất béo trong khẩu phần ăn có tuổi thọ ngắn hơn người bổ sung đầy đủ chất béo như bơ, phô mai và thịt.
Kết quả cũng nhấn mạnh rằng tiêu thụ ít chất béo bão hòa có thể dẫn đến nguy cơ chết trẻ cao hơn, khoảng 13%. Nhưng nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại chất béo khác nhau, thì nguy này giảm đến 23%.
Kết luận này gây ra tranh cãi gay gắt vì nó trái ngược với các lời khuyên về dinh dưỡng của Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS), đó là con người nên cắt giảm lượng chất béo tiêu thụ.
Theo nghiên cứu, những người cắt giảm chất béo trong khẩu phần ăn thường xu hướng thay thế bởi các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, pasta và gạo. Thói quen này cũng chẳng tốt đẹp hơn việc tiêu thụ nhiều chất béo bởi chế độ ăn nhiều tinh bột hóa ra còn nguy hại cho sức khỏe nhiều hơn.
Nghiên cứu cũng tìm ra rằng, những người tiêu thụ nhiều đường tinh luyện và thịt đóng hộp có nguy cơ chết trẻ cao hơn 28%. Ngoài ra, cắt giảm chất béo trong khẩu phần ăn sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt các chất béo quan trọng cho sự trao đổi chất của cơ thể.
Theo tiến sĩ Andrew Mente từ Trường Đại học McMaster, nếu chúng ta thường xuyên cung cấp 35% lượng calo từ chất béo, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn. “Tăng cường bổ sung chất béo và cắt giảm tinh bột cùng lúc cũng là một phương pháp tốt giúp cải thiện sức khỏe”.
Video: Ngửi mùi chất béo quá nhiều làm giảm tuổi thọ
Không nên lạm dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo
Tuy nhiên, tiến sĩ de Souze lại khuyến cáo: “Mặc dù không có mỗi liên hệ rõ ràng giữa sức khỏe và chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhưng con người cũng không nên lạm dụng quá nhiều ăn chứa chất béo. Đặc biệt các sản phẩm từ sữa, thịt, trứng và sô-cô-la. Đây là những thực phẩm chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.”
Theo NHS, nam giới nên tiêu thụ tối đa 30g chất béo bão hòa mỗi ngày, và nữ giới là 20g. Với trẻ em từ 7-11 tháng tuổi cần khoảng 35g, trẻ từ 12-36 tháng cần khoảng 55g và trẻ từ 4-6 tuổi khoảng 40g.
Chất béo bão hòa không nên vượt quá 10% năng lượng hấp thụ trong ngày và tỷ lệ cho chất béo không bão hòa là nhỏ hơn 1%. Nếu tuân thủ đúng về chế độ ăn, con người sẽ giảm nguy cơ mắc phải bệnh về tim mạch, đột quỵ và có thể kéo dài tuổi thọ.