Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Kháng thể của bệnh nhân mắc COVID-19 có tồn tại suốt đời?

(VTC News) -

Các chuyên gia Trung Quốc ghi nhận một ca mắc COVID-19 sau khi hồi phục tái nhiễm mà không phải là “tái dương tính”.

Cùng với việc mới đây Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận một ca mắc COVID-19 sau khi hồi phục đã tái nhiễm mà không phải là “tái dương tính”, các chuyên gia Trung Quốc khẳng định, kháng thể của người mắc COVID-19 chỉ có thể bảo vệ cơ thể từ 6 tháng đến 1 năm, không phải là tồn tại suốt đời. 

(Ảnh minh họa)

Ông Ngô Tôn Hữu, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh Trung Quốc cho biết, sự khác biệt giữa ca tái nhiễm mới đây với các ca “tái dương tính” được ghi nhận trước đó ở chỗ, các ca “tái dương tính” không còn virus sống, người bệnh cũng không có triệu chứng và khả năng lây nhiễm. Trong khi đó, ca tái nhiễm SARS-CoV-2 vẫn còn virus sống và hoàn toàn có thể lây nhiễm virus cho người khác.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến ca tái nhiễm này, ông Ngô Tôn Hữu nói: “Sau khi nhiễm bệnh, cơ thể người bệnh sản sinh ra các kháng thể bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên các kháng thể này không phải là tồn tại suốt đời. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra khả năng này, các kháng thể sinh ra sau khi người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 chỉ có khả năng bảo vệ cơ thể trong 6-12 tháng”.

Ông Lý Bân - chuyên gia nghiên cứu sinh vật học tế bào của Trung Quốc nhận định, mặc dù là tái nhiễm và các kháng thể không phát huy tác dụng, nhưng trong cơ thể người bệnh vẫn còn các tế bào nhớ (memory T cells) giúp giảm bớt khả năng dẫn đến các biến chứng nặng của bệnh.

Bất kể virus có biến đổi thế nào thì nó cũng chỉ gây tác hại khi xâm nhập vào trong tế bào, thông qua kết hợp với thụ thể ACE2, mà chức năng của vaccine là ngăn ngừa sự kết hợp của thụ thể ACE2 với virus, đây chỉ là ca tái nhiễm đơn lẻ và vaccine vẫn có thể phát huy tác dụng.

Hôm 24/8 vừa qua, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận một trường hợp tái nhiễm COVID-19. Bệnh nhân là nam giới từng mắc COVID-19 hồi cuối tháng 3 và xuất viện hồi giữa tháng 4.

Sau khi đối chiếu trình tự gene virus trong lần nhiễm đầu tiên và lần thứ 2 của bệnh nhân này, nhóm nghiên cứu của khoa Vi sinh thuộc Đại học Hong Kong phát hiện thấy 24 điểm khác biệt. Đáng chú ý, qua xét nghiệm, bác sĩ không còn tìm thấy kháng thể của người bệnh.

Video: Làm sao để phá vỡ chuỗi lây truyền của COVID-19?

Đinh Tuấn/VOV-Bắc Kinh

Tin mới