Bài viết của ThS Hoàng Khánh Toàn trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, theo Đông y, giấm vị chua, đắng, tính ấm; tác dụng tiêu thực, tán ứ, giải độc, sát trùng, cầm máu.
Giấm có thể dùng riêng, có thể sử dụng để sao tẩm hoặc phối hợp với các thực phẩm thông dụng trong phòng chữa bệnh.
- Hỗ trợ hạ huyết áp: Canxi và hàm lượng kali trong giấm giúp điều hòa huyết áp. Bệnh cao huyết áp và cholesterol có thể được phòng ngừa nhờ chất pectin trong giấm.
- Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim: Giấm có tác dụng hỗ trợ làm hạ huyết áp nên cũng có ích trong việc hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các hoạt chất trong giấm tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và các khối u, loại bỏ độc tố, ngăn chặn sự hình thành của chất nitrosamine, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
- Chống ôxy hóa: Đây cũng là một trong những lợi ích của giấm. Hơn nữa, giấm lại là chất chống ôxy hóa cao nên có khả năng chống lão hóa và kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể.
- Duy trì cân nặng: Giấm có khả năng ngăn chặn sự thèm ăn, do đó giúp giảm nguy cơ thừa cân béo phì.
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Những lợi ích sức khỏe của giấm bao gồm khả năng điều tiết lượng đường trong cơ thể, rất hữu ích đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
- Hấp thụ canxi: Giấm chứa nhiều canxi. Bên cạnh đó, giấm còn giúp cơ thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác, làm tăng độ rắn chắc cho xương.
- Giảm mệt mỏi: Lượng giấm vừa phải có thể làm giảm hàm lượng axít lactic trong cơ thể, làm mềm cơ bắp, nhờ đó giảm mệt mỏi.
- Giảm đau họng: Dùng giấm súc miệng và uống 1 ngụm nhỏ.
- Trị ho: Giấm pha với một chút mật ong là thảo dược trị ho công hiệu.
- Hỗ trợ cải thiện viêm xoang: Hòa một lượng giấm vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.
- Làm đông máu: Giấm có khả năng hoạt động như một tác nhân giúp máu đông.
- Trị nôn: Một ít giấm có thể ngăn chặn chứng buồn nôn và nôn.
- Giúp tiêu hóa: Giấm có thể kích thích sự tiết axít dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
- Tăng cường chức năng thận: Giấm có thể làm giảm gánh nặng cho thận. Các nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng giấm có tác dụng lợi tiểu.
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của ThS BS Hoàng Thị Thúy cho biết, củ gừng là gia vị rất quen thuộc với ẩm thực của người Việt Nam, hơn nữa đây còn là vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là những tác dụng nổi bật của củ gừng tươi:
Tính ấm nóng đem lại tác dụng chữa cảm lạnh, sốt tuyệt vời với củ gừng tươi, đặc biệt khi dùng cùng nước ấm sẽ tác dụng làm giãn mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì thế khi thời tiết lạnh, sử dụng gừng tươi sẽ giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh.
Với người bị cảm lạnh, dân gian có bài thuốc sử dụng gừng tươi nấu với rượu để giải cảm, cạo gió. Khi gặp các vấn đề về đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm phế quản, khó thở, hen suyễn, gừng tươi cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị.
Gừng ngâm giấm có tác dụng gì là băn khoăn của rất nhiều người
Tính cay nóng của gừng cùng những tinh chất tốt còn có tác dụng trong điều trị các triệu chứng tiêu hóa như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,… Vì thế đây là vị thuốc tuyệt vời được dùng để điều trị, khắc phục các chứng bệnh tiêu hóa và các vấn đề đường ruột khác. Ngoài sử dụng gừng tươi, trà gừng cũng có tác dụng tương tự.
Với người kén ăn, chán ăn do bệnh, có thể sử dụng gừng tươi với lượng vừa phải mỗi ngày để điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Trong điều trị viêm loét dạ dày, thuốc chống viêm Tân dược hay được sử dụng song thường gây tác dụng phụ và các ảnh hưởng sức khỏe khác. Do đó, tác dụng chống viêm của củ gừng tươi rất được ưa chuộng, hơn nữa nhiều loại thuốc hiện nay cũng sử dụng gừng tươi làm nguyên liệu.
Những người bị viêm loét dạ dày sử dụng gừng tươi đều có phản hồi tốt, tác dụng giảm đau và giảm sưng rõ rệt. Ngoài ra, tác dụng này còn giúp ích trong điều trị các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng,… Với tác dụng này, thay vì ăn trực tiếp thì dùng nước gừng để súc miệng sẽ có tác dụng tốt hơn.
Những ai bị say tàu xe sẽ hiểu cảm giác buồn nôn, đau đầu là vô cùng khó chịu, đây cũng là cảm giác của các mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn ốm nghén. Tác dụng của gừng tươi trong cải thiện triệu chứng này là khá hiệu quả, tính ấm, cay sẽ làm nóng cơ thể, trung hòa acid dạ dày và giảm triệu chứng buồn nôn.
Phụ nữ ốm nghén nên sử dụng gừng tươi với lượng nhỏ để giảm cảm giác khó chịu và kích thích ăn ngon miệng hơn.
Một số nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân bị cholesterol cao trong máu sử dụng gừng tươi cho kết quả tương đối tốt, bệnh nhân có nồng độ cholesterol giảm rõ rệt trong máu. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cũng được kiểm soát.
Với hai tác dụng đồng thời này, sử dụng gừng tươi là biện pháp giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lý vô cùng nguy hiểm và phổ biến hiện nay như: tiểu đường, cao huyết áp, béo phì,…
Bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng cùng luyện tập để giảm cân, duy trì vóc dáng? Thực tế việc tăng cân không kiểm soát, béo phì thường có nguyên nhân từ việc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, vì thế cần chất có khả năng cân bằng lại.
Củ gừng tươi chính là lựa chọn phù hợp, có tác dụng giữ cho quá trình trao đổi chất ổn định, để quá trình ăn kiêng đạt hiệu quả tốt hơn. Kể cả với người đã kết thúc quá trình ăn kiêng, nên đảm bảo quá trình trao đổi chất ổn định mới ngăn ngừa tình trạng tăng cân trở lại.
Cách làm: Gừng tươi rửa sạch, cạo sạch vỏ, cắt lát mỏng, xếp vào bình và đổ giấm vào. Cất bình ở nơi thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể bắt đầu sử dụng sau một tuần từ khi ngâm.
Tác dụng: Bài viết trên Báo điện tử VTV cho biết, dung dịch gừng ngâm giấm dùng nắn bóp trị viêm khớp. Đặc biệt, mỗi ngày, bạn uống một chút nước gừng này sẽ giúp đào thải chất độc trong cơ thể, ổn định đường huyết, giải độc cho gan, trị rụng tóc…
- Gừng ngâm giấm là món ăn rất tốt, nhưng không nên lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên ăn 3 lát gừng ngâm giấm.
- Thời điểm tốt nhất để ăn gừng ngâm giấm là vào buổi sáng (7-9h), ăn kèm trong bữa sáng, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho tiêu hóa.
- Những người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh gan, người thiếu âm… thì không nên tiêu thụ gừng vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Gừng ngâm giấm có tác dụng gì?" rồi phải không.