
Theo Bộ GD&ĐT, việc ban hành các quy định trong Thông tư 29/2024 nhằm đảm bảo tăng cường trách nhiệm của các nhà trường trong việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời, hạn chế hành vi “ép buộc học sinh học thêm” gây bức xúc trong dư luận trong suốt thời gian qua.
Điều 4, Thông tư 29/2024 quy định, giáo viên thuộc trường công lập không được tổ chức, điều hành, quản lý lớp học thêm mà chỉ được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường theo hợp đồng. Do đó, giáo viên thuộc trường công lập không được đăng ký hộ kinh doanh để dạy thêm ngoài nhà trường.
Giáo viên trường công lập không được phép tổ chức dạy thêm. (Ảnh minh họa)
Với hình thức đăng ký doanh nghiệp, khoản 2 Điều 17 luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ 7 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, có cán bộ, công chức, viên chức, theo quy định của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức. Chính vì vậy, giáo viên trường công lập không được thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Đồng thời, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Giáo viên đang dạy học tại nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường cũng phải báo cáo với người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Trách nhiệm của người dạy thêm
Điều 14, Thông tư 29/2024 quy định, trách nhiệm của giáo viên khi tham gia hoạt động dạy thêm như sau:
Cùng với đó, Thông tư tăng trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng với giáo viên khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Cụ thể, giáo viên khi dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.