Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Giấm táo có tác dụng gì cho sức khoẻ?

(VTC News) -

Giấm táo là thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của người Việt, vậy giấm táo có tác dụng gì cho sức khoẻ?

Tác dụng của giấm táo với sức khoẻ

Giấm táo là thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình. Giấm táo được biết như thực phẩm hỗ trợ giảm cân và là cách giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Báo Điện tử VTV dẫn lời tiến sĩ Johnston, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Arizona cho biết, một số tuyên bố về tác dụng của giấm táo với sức khỏe là có cơ sở khoa học, nhưng nhiều nội dung vẫn chưa được nghiên cứu. Dưới đây là những gì các nhà khoa học biết về giấm táo và một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ nếu bạn dùng thử.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Tiến sĩ Johnston và các nhà nghiên cứu khác phát hiện ra rằng, uống 1-2 thìa rượu táo hoặc các loại giấm khác pha với nước ngay trước bữa ăn có nhiều carbohydrate, khiến lượng đường trong máu ít tăng đột biến hơn so với bữa ăn không có giấm.

Giấm có thể làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa và can thiệp vào một số enzyme phân hủy carbohydrate thành đường đơn, dẫn đến lượng đường trong máu thấp hơn.

Giấm táo có giúp giảm cân?

Khi theo dõi trên 155 người trưởng thành ở Nhật Bản, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, người uống 2 thìa giấm táo pha nước mỗi ngày trong 3 tháng sẽ giảm được khoảng 2kg. Một thử nghiệm năm 2024 với 120 người từ 12 đến 25 tuổi ở Lebanon, cho thấy, uống một thìa giấm táo với nước mỗi sáng trong 3 tháng sẽ giảm trung bình 6kg.

Sau khi ngừng dùng giấm táo cho thấy, trung bình, người sử dụng tăng cân trở lại trong một tháng. Do thiếu dữ liệu chắc chắn và khung thời gian nghiên cứu ngắn, Beth Czerwony, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Cleveland, nói rằng, cô không khuyến nghị bệnh nhân của mình sử dụng giấm táo để giảm cân.

Giấm táo có tác dụng gì cho sức khoẻ là băn khoăn của nhiều người

Sức khỏe đường ruột

VTV dẫn lời ông Tamara Duker Freuman, một chuyên gia dinh dưỡng ở New York chuyên về các bệnh tiêu hóa, cho biết nhiều bệnh nhân nói rằng uống giấm táo trước hoặc sau bữa ăn giúp họ giảm triệu chứng trào ngược axit. Tuy nhiên, cô lưu ý: "Hàng trăm bệnh nhân khác bị chứng trào ngược đã nói rằng giấm khiến các triệu chứng của họ trở nên trầm trọng hơn".

Tiến sĩ Nitin K. Ahuja, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Penn Medicine cho biết, các nghiên cứu được thực hiện trên đĩa petri cho thấy giấm táo có thể tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định, khả năng tạo ra những thay đổi về hệ vi sinh vật đường ruột, có thể làm giảm đầy hơi. Tuy nhiên điều này chưa được nghiên cứu ở người.

Giúp cải thiện tình trạng da?

Bôi giấm táo pha loãng lên da từ lâu được sử dụng như phương pháp điều trị bệnh chàm tại nhà. Năm 2019, tiến sĩ Lydia Lưu, bác sĩ da liễu tại trường Y Đại học Virginia yêu cầu 22 người tham gia thử nghiệm lâm sàng.

16 người tham gia đã báo cáo các triệu chứng như bỏng nhẹ hoặc ngứa, chủ yếu ở cánh tay được điều trị bằng giấm; một người bị ngứa dữ dội, bỏng rát và có vết loét nhỏ; và một người khác bị phát ban.

Tiến sĩ Lưu kết luận, giấm táo không hữu ích lắm đối với bệnh chàm, thậm chí có thể làm cho các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Trên TikTok có rất nhiều video gợi ý phương pháp điều trị mụn trứng cá, vết thâm hoặc loại bỏ mụn thịt dư thừa trên da, nhưng Tiến sĩ Lưu cho biết, chưa có nghiên cứu nào về những công dụng này và giấm táo có thể gây bỏng hóa chất và để lại sẹo trên da.

Cách làm giấm táo đơn giản

- Bạn cho táo đã rửa sạch, cắt miếng vào chiếc âu lớn bằng sứ, thủy tinh (làm bằng chất không bị ăn mòn).

- Cho vừa đủ nước ngập táo (thừa ra khoảng 5 cm), cho tiếp đường và khuấy đều.

- Dùng đĩa lớn đậy lên, đặt thêm một vật nặng lên trên như bát tô có chứa nước hay viên đá sạch, túi nilon có nước (giống như nén dưa, cà khi muối); phủ lên trên toàn bộ các âu ngâm táo một khăn mỏng, sạch.

- Để nguyên khoảng 1 tuần. Sau đó, trong lọ sẽ xuất hiện một ít nấm men nổi lên; chỉ cần dùng thìa gạt bỏ đi.

- Dùng rây để lọc giấm và cho vào lọ bảo quản.

- Đặt lên mỗi lọ một tấm vải mỏng và đậy nắp lại. Tấm vải sẽ ngăn cho kim loại của nắp lọ không bị ăn mòn. Để các hũ giấm trong bếp thêm khoảng 6 tuần trước khi dùng.

Bản thân giấm cũng tiết ra chất bảo quản, không cần để vào tủ lạnh. Khi thấy giấm đục và bị lắng, bạn bỏ ra lọc lại. Đó không phải là dấu hiệu cho thấy giấm bị hỏng.

Sử dụng giấm táo tốt nhất theo cách sau

Bắt đầu với một lượng nhỏ và dần dần tăng đến tối đa là 2 muỗng canh (30ml) mỗi ngày, tùy thuộc vào khả năng của từng người. Không có liều chính xác cho tất cả. Giảm thiểu tiếp xúc với răng bằng cách pha loãng giấm với nước và nên dùng ống hút.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Giấm táo có tác dụng gì cho sức khoẻ?". Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Tin mới