Giá tiêu trong nước hôm nay tiếp tục đi ngang sau khi liên tiếp tăng mạnh trong liên tiếp 2 phiên trước đó, neo ở mức 58.500 - 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước hôm nay không có thay đổi so với 1 ngày trước đó. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận ở mức 62.000 đồng/kg, không thay đổi so với ngày trước đó và là mức giá cao nhất cả nước.
Giá tiêu hôm nay tại Bình Phước ở mức 61.000 đồng/kg, giữ nguyên so với một ngày trước đó.
Tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 60.000 đồng/kg, không có sự biến động so với phiên giao dịch trước.
Giá tiêu tại Đồng Nai ghi nhận mức giá mới 59.000 đồng/kg, cũng không có thay đổi so với phiên giao dịch trước.
Giá tiêu tại tỉnh Gia Lai ở mức 58.500 đồng/kg, mức thấp nhất cả nước và giữ nguyên so với 1 ngày trước đó.
Địa phương | Giá (đồng) | Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng) |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 62.000 | - |
Bình Phước | 61.000 | - |
Đắk Lắk | 60.000 | - |
Đắk Nông | 60.000 | - |
Đồng Nai | 59.000 | - |
Gia Lai | 58.500 | - |
Theo Diễn dàn những người làm hồ tiêu Việt Nam, thị trường trong nước đang có dấu hiệu bán mạnh từ những "ông lớn". Đây cũng là diễn biến được dự đoán từ trước của các chuyên gia. Theo đó đợt tăng vừa rồi chỉ là "chiêu" nâng giá để xả hàng của giới đầu cơ. Tuy nhiên đây cũng là thời cơ để những ai cần tiền bán bớt hàng để cơ cấu lại danh mục đầu tư.
Dòng tiền trong nước đang chảy vào cà phê, khi loại nông sản này đang bước vào mùa thu hoạch. Vì thế tình hình đang rất khó khăn cho hồ tiêu. Điều này thúc đẩy những đợt xả hàng của giới đầu cơ trước vụ thu hoạch mới, và cũng để giảm bớt gánh nặng trước áp lực lãi ngân hàng.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, giá trị nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường có dung lượng lớn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do giá tăng.
Tuy nhiên, trong những tháng còn lại của năm nay, xuất khẩu tiêu được dự báo sẽ gặp khó khăn do người dân thắt chặt chi tiêu. Giá có xu hướng giảm, bất chấp thông tin về sản lượng hạt tiêu giảm.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen Lampung tăng 12 USD/tấn lên mức 3.644 USD/tấn; tiêu đen Brazil ASTA 570 còn 2.575 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok của Indonesia ở mức 5.898 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu duy trì ổn định tại các quốc gia còn lại. Cụ thể, tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.600 USD/tấn, không đổi. Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi. Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen có mức 3.250 - 3.350 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng 4.850 USD/tấn.
Trong thông điệp mới nhất, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cho rằng, thế giới sẽ đối mặt cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023. Giữa bối cảnh đó, thách thức đặt ra cho tất cả các ngành hàng hóa, trong đó có hồ tiêu.
Theo báo cáo quý III/2022 của ngành hồ tiêu toàn cầu đã chỉ ra những nguyên nhân khiến mặt hàng nông sản này liên tục suy giảm. Đó là: Lãi suất tiếp tục tăng nhằm kiềm chế lạm phát; Cuộc xung đột Nga - Ukraine đẩy giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao; Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và khủng hoảng tín dụng toàn cầu đã khiến hầu hết các đồng tiền tiêu dùng trong nước giảm giá dẫn đến chi phí nhập khẩu cao hơn.
Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách "Zero Covid" khiến nhu cầu đối với mặt hàng hồ tiêu bị suy giảm mạnh. Vụ thu hoạch Brazil và Indonesia, hàng tồn kho của Việt Nam không bán được sau khi Trung Quốc ''khóa cửa'', cũng như nhu cầu của các nước Tây Âu và Hoa Kỳ giảm khiến ngành hồ tiêu lao đao.
Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đánh giá, nguồn cung toàn cầu dự kiến ở mức an toàn khi ghi nhận thu hoạch của Brazil và dư lượng dự trữ còn cao.
Tổ chức này đưa ra lời khuyên hãy bán và mua theo từng đợt thay vì đầu cơ quá mức. Đồng thời, tăng cường quảng bá ở những thị trường tiềm năng khác, nhằm bù đắp lượng hàng tồn kho dư thừa do Trung Quốc gây ra.