Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận duy trì sự ổn định, dao động ở mức 58.500 - 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước hôm nay không có sự biến động so với một ngày trước đó. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận ở mức 62.000 đồng/kg, không có thay đổi so với ngày hôm qua và là mức giá cao nhất cả nước.
Giá tiêu hôm nay tại Bình Phước ở mức 61.000 đồng/kg, giữ nguyên so với một ngày trước đó.
Tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 60.000 đồng/kg, không có sự biến động so với phiên giao dịch trước.
Giá tiêu tại Đồng Nai ghi nhận mức giá mới 59.000 đồng/kg, cũng không có thay đổi so với phiên giao dịch trước.
Giá tiêu tại tỉnh Gia Lai ở mức 58.500 đồng/kg, mức thấp nhất cả nước và giữ nguyên so với 1 ngày trước đó.
Như vậy, sau hai ngày liên tiếp tăng mạnh, giá tiêu hôm nay đã chững lại, duy trì đà ổn định.
Địa phương | Giá (đồng) | Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng) |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 62.000 | - |
Bình Phước | 61.000 | - |
Đắk Lắk | 60.000 | - |
Đắk Nông | 60.000 | - |
Đồng Nai | 59.000 | - |
Gia Lai | 58.500 | - |
Như chuyên gia đã cảnh báo, tình hình tăng nhẹ hai ngày liên tiếp vừa qua có thể là tín hiệu "ảo" của thị trường, do đầu cơ bơm giá để xả hàng. Các đại gia sẽ xả hàng ở thời điểm cà phê đăng vào vụ thu hoạch và lãi suất ngân hàng sẽ tăng. Nhưng đây cũng là thời điểm tốt cho những ai còn tồn hồ tiêu, bán ra với giá cao hơn để thu hồi vốn.
Xét về trung hạn, giá hồ tiêu thế giới dự báo sẽ tiếp tục giảm do USD tăng mạnh khi FED liên tục tăng lãi suất. Điều này đã đẩy USD chảy ngược vào Mỹ, gây hạn chế xuất khẩu tiêu của nhiều nước, trong đó có một số quốc gia như Pakistan và Ai Cập, vốn là thị trường xuất khẩu tiêu lớn của Việt Nam trong những năm gần đây.
Áp lực của lãi suất vốn vay gia tăng, theo sự điều chỉnh của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới do lạm phát toàn cầu tăng mạnh, buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và nhà đầu tư cắt giảm danh mục đầu cơ. Điều này khiến giá tiêu không ngừng sụt giảm và được dự báo sẽ có thể kéo dài đến vụ mùa năm 2023.
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, thị trường Trung Quốc hiện vẫn là ẩn số lớn bởi sau khi Đại hội Đảng kết thúc, vẫn chưa có tín hiệu nước này nới lỏng chính sách Zero COVID.
"Chúng tôi chưa nắm được thông tin Trung Quốc có đang tăng cường nhập khẩu tiêu để phục vụ cho cuối năm hay không. Đôi khi những thông tin như này chỉ là tin đồn. Thị trường Trung Quốc hiện rất khó đoán", bà Liên cho biết.
Bà Liên cho rằng các doanh nghiệp cần cẩn trọng quan sát thị trường bởi hiện tại tiêu cũng như mặt hàng nông sản khác bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu, lạm phát cao, nhiều nước tăng lãi suất.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay tiếp tục xu hướng tăng nhẹ so với hôm qua.
Hiện tại, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,05%, lên mức 3.644 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn giữ ở mức 5.100 USD/tấn. Và giá hạt tiêu đen Brazil ASTA 570 neo ở mức 2.575 USD/tấn.
Đối với mặt hàng hạt tiêu trắng, thị trường hồ tiêu thế giới cũng đang tăng tại Indonesia và đi ngang ở những quốc gia khác.
Theo đó, giá hạt tiêu trắng Muntok của Indonesia tăng nhẹ 0,05%, lên mức 5.898 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn giữ có mức 7.300 USD/tấn.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường có dung lượng lớn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do giá tăng.
Tuy nhiên, trong những tháng còn lại của năm nay, thị trường hạt tiêu toàn cầu được dự báo sẽ gặp khó khăn do người dân thắt chặt chi tiêu. Giá có xu hướng giảm, bất chấp thông tin về sản lượng hạt tiêu giảm.
Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho biết, Mỹ nhập khẩu hồ tiêu từ thế giới trong 7 tháng đầu năm nay đạt 282,75 triệu USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam đạt 205,64 triệu USD, tăng 59,3%. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Mỹ tăng từ 63,81% trong 7 tháng đầu năm 2021 lên 72,73% trong 7 tháng đầu năm 2022.
Mặc dù khu vực châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề từ căng thẳng địa chính trị, tuy nhiên trị giá nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường Đức, Anh và Pháp trong 7 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng hai con số.