Cụ thể, sáng 18/4, giá cà phê tại Đắk Lắk đang ở mức 117.000 đồng/kg, tăng 2.500 đồng so với hôm trước. Giá cà phê tại Lâm Đồng là 116.400 đồng/kg, tăng 2.400 đồng. Tại Gia Lai, giá cà phê đang ở mức 116.900 đồng/kg, tăng thêm 2.500 đồng/kg. Tại Đắk Nông, giá cà phê là 117.100 đồng/kg, tăng 2.500 đồng.
Nhiều ý kiến dự báo, giá cà phê có thể chưa dừng tăng và sẽ chạm mốc cao hơn.
Trước đó, ngày 16/4 giá cà phê tăng mạnh với bước tăng cao nhất lên đến 3.500 đồng/kg tại Lâm Đồng. Đến chiều 17/4, giá cà phê trong nước đã lên mức 117.000 đồng/kg, cao mà không ai ngờ tới.
Ảnh minh họa
Trên thị trường thế giới, giá cà phê cũng có xu hướng tăng mạnh qua các kỳ hạn giao hàng.
Giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 18/4/2024 lúc 4h24 tăng phi mã, vượt mức 4.000 USD/tấn, mức tăng từ 206 - 229 USD/tấn so với phiên giao dịch trước, dao động từ 3.783 - 4.244 USD/tấn.
Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 4.234 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 4.195 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.111 USD/tấn và kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 4.000 USD/tấn.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng 18/4/2024 cũng tăng mạnh, mức tăng từ 10,95 - 11,95 cent/lb so với phiên giao dịch trước.
Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 247,95 cent/lb; kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 240,35 cent/lb; kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 238,40 cent/lb và kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 236,45 cent/lb.
Như vậy cà phê Arabica tăng lên mức cao nhất trong 1,5 năm qua và cà phê Robusta tiếp tục bám giữ mốc 4.000 USD/tấn, mốc cao mang tính biểu tượng trong mọi thời đại.
Theo các chuyên gia, sản lượng cà phê thế giới niên vụ năm nay giảm khoảng 10 - 15%. Trong khi đó, sản lượng của Việt Nam niên vụ 2023 - 2024 dự báo giảm 10%. Ngoài ra, căng thẳng ở Biển Đỏ đã khiến cước vận chuyển và nhiều chi phí tăng, qua đó tạo sức ép khiến giá cà phê càng tăng cao hơn nữa.
Thời tiết nắng nóng kéo dài tại Đông Nam Á ảnh hưởng lớn đến vụ cà phê, làm trầm trọng thêm tình trạng eo hẹp nguồn cung hiện nay, thúc đẩy các nhà chế biến cà phê tăng gom hàng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.