Cây chó đẻ
Trong y học cổ truyền cây chó đẻ được gọi là diệp hạ châu, được coi là dược liệu tự nhiên giải độc gan tốt nhất. Diệp hạ châu có vị rất đắng, tính mát, có khả năng thanh lọc chất độc cho gan, kích thích hệ tiêu hóa và chữa các triệu chứng viêm nhiễm. Y học ngày nay phát hiện ra rằng chất đắng trong diệp hạ châu làm gia tăng lượng glutathione – chất có tác dụng bảo vệ lá gan.
Năm 1995, các nhà khoa học Brazil đã phát hiện ra chất acid gallic có trong diệp hạ châu đắng có thể chữa được viêm gan, cân bằng chức năng gan, tổn thương gan do uống nhiều bia rượu.
Đối với những người có men gan cao và viêm gan siêu vi thì diệp hạ châu đắng sẽ làm hạ men gan, tăng cường chức năng gan, tiết chế sự phát triển của vi rút gây viêm gan.
Các nhà khoa học chuyên khoa về gan cũng chỉ ra rằng các tác nhân gây viêm gan, hủy hoại gan thường bắt đầu từ sự gia tăng tiến trình peroxide hóa lipid ở màng tế bào mà trong diệp hạ châu lại chứa hàm lượng chất chống oxy hóa có khả năng tiết chế rất mạnh quá trình peroxide ở gan.
Cây nhân trần
Trong đông y, nhân trần có vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật.
Nhân trần là vị thuốc quá quen thuộc với người Việt Nam, nó được biết tới với công dụng làm mát gan, giải độc gan đặc biệt hiệu quả. Nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan và phòng chống tích cực tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.
Rau má
Rau má có tính mát nên nó giúp giải độc gan vô cùng hiệu quả mà an toàn cho cơ thể. Theo y học cổ truyền, rau má không độc, có tính mát, vị hơi đắng. Công dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được dùng để chữa bệnh viêm gan hoàng đản, ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt… Uống rau má rất tốt nhưng không nên lạm dụng quá mức.
Sau đây là một số cách chế biến rau má để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật:
Cách 1: Dùng 30-40g rau má tươi, 6-12g rau má khô xay nhuyễn hoặc giã nát lấy nước uống thay nước uống hàng ngày.
Công dụng: giúp thanh nhiệt, giảm mụn nhọt, rôm sảy, chữa bệnh viêm gan hoàng đản…
Tuy nhiên nếu dùng với lượng nhiều (liều lượng gấp đôi) thì chỉ nên dùng trong khoảng thời gian dưới 10 ngày. Vì nếu lạm dụng công dụng của rau má sẽ khiến cơ thể hạn chế hấp thu các chất khác và có những tác dụng phụ như: đi tiểu nhiều quá gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, biếng ăn… Vì vậy chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải như chỉ dẫn.
Cách 2: Dùng 50g rau má (rửa sạch cả cây bao gồm rễ và lá), 20g râu ngô, sắc với 1000 ml nước sau đó cô lại còn 30 ml, chia đều uống 2 lần/ ngày. Uống liên tục trong 30 ngày, kết quả rất khả quan.
Công dụng: giải độc gan, làm mát gan, chữa trị bàn tay nóng, da vàng sạm…Cách 3: Lấy 150g rau má tươi nấu với 500 ml nước, đun đến khi còn lại 250 ml, pha thêm một chút đường phèn. Chia đều uống 3 lần/ ngày khi đói bụng đem lại hiệu quả rất tốt. Công dụng: chữa bệnh viêm gan virus cấp tính, thanh nhiệt làm mát cơ thể…
Đậu xanh
Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, hơi tanh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải cảm nắng. Đậu xanh được xem là loại thuốc có tính giải độc tốt, chữa lở loét, tiêu thũng, mụn nhọt và làm sạch mát nước tiểu. Phần vỏ cũng có tác dụng tốt không kém, giúp giảm bớt mờ mắt vì vậy khi sử dụng đậu xanh nên sử dụng luôn cả phần vỏ.
Hàng ngày có thể tận dụng nguồn thuốc từ đậu xanh bằng cách nấu những món đơn giản: chè, cháo. Để phòng ngừa say nắng, giải cảm, giải độc có thể dùng đậu xanh nấu với nước, đun trên lửa lớn, nấu sôi, sau khi nguội lấy nước uống.
Video: Súp lơ: Thực phẩm tuyệt vời giải độc tố