Nguy cơ tiềm ẩn khó lường khi bị rối loạn tiền đình
Ước tính có khoảng trên 35% người trưởng thành có các dấu hiệu của rối loạn tiền đình, trong đó tỷ lệ phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Những biểu hiện đơn giản ban đầu thường là cảm giác đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, ù tai,.. nhưng ít người để ý, đa số không có các biện pháp phòng ngừa từ sớm mà thường chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Có khoảng trên 35% người trưởng thành có các dấu hiệu của rối loạn tiền đình
Khi đó những cơn xây xẩm mặt mày, choáng váng mất thăng bằng, rối loạn thị giác có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, vì thời điểm diễn biến của các triệu chứng bệnh thực sự khó lường. Đặc biệt, ở người cao tuổi, chấn thương phần mềm, gãy xương, hay thậm chí chấn động não…không hề hiếm thấy ở người mắc chứng bệnh này.
Tổ chức Y tế thế giới WHO thống kê rằng các rối loạn tiền đình nằm trong top 10 nguyên nhân khiến con người mất năng lực lao động, gia tăng chi phí y tế và gánh nặng an sinh xã hội.
Rối loạn tiền đình lâu ngày còn làm tăng thêm nguy cơ mắc hay tăng nặng các bệnh tai biến mạch máu não hay đột quỵ. Đây là các biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù tỷ lệ biến chứng khá nhỏ, nhưng nguy cơ tử vong rất cao, nên những người bị mắc tiền đình hoàn toàn không được chủ quan, lơ là điều trị.
Bỏ qua tiền đình, bạn tạo nên một điểm yếu chí mạng cho chính bản thân mình, như chàng Achilles trong thần thoại Hy Lạp, được bảo vệ toàn thân, nhưng quên mất gót chân của mình, và tai hại thay, gót chân trở thành lý do khiến chàng tử mạng.
Nguyên nhân tiền đình được xác định là có thể do nhiều yếu tố kết hợp như nhiễm vi khuẩn, virus gây viêm dây thần kinh số 8, viêm tai giữa hay viêm não, gây tổn thương đến não bộ hay hệ thống tiền đình. Rò rỉ dịch trong tai hay có các khối u chèn ép cũng là có thể là một yếu tố.
Một lý do thường được nhắc tới khi nói tới rối loạn tiền đình, là hội chứng thiếu máu lên não. Do thiếu máu não và rối loạn tiền đình có nhiều triệu chứng khá giống nhau, nên chúng thường hay bị nhầm lẫn, dẫn đến những phương thức điều trị sai lầm hoặc không toàn diện.
Thiếu máu não, là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất, còn rối loạn tiền đình, là do tổn thương của hệ thống này do một nguyên nhân nào đó bên trên. Hai chứng này khá khó phân biệt, và cần những xét nghiệm chuyên sâu mới chẩn đoán chính xác bệnh.
Tuy nhiên, tỷ lệ mắc đồng thời cả rối loạn tiền đình và thiếu máu lên não là rất cao, đặc biệt là ở người cao tuổi và những người bị mắc tiền đình lâu ngày.
Chuyên gia Đông Y tư vấn giải pháp dứt điểm rối loạn tiền đình?
Đông y và Tây y đều có những giải pháp riêng cho những người mắc chứng rối loạn tiền đình. Một số thuốc Tây y thường được chỉ định là Vinpocetin, Cinnarizin, Tanganil,...để điều trị triệu chứng, như giảm các cơn đau đầu, choáng váng. Hiệu quả mang lại khá nhanh chóng, tuy nhiên không điều trị tận gốc nên dễ bị tái phát. Chưa kể đến những tác dụng phụ khá nguy hiểm như Vinpocetin gây hạ huyết áp, còn Cinnarizin gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa,...
Đông y tác động trực tiếp đến căn nguyên bệnh rối loạn tiền đình thông qua khí huyết. Cách tiếp cận này ra đời từ xa xưa nhưng vẫn giữ trọn vẹn các giá trị. Trong các học thuyết Y học cổ truyền, đầu được coi là “nơi hội của dương” và “chỗ ở của thần minh”. Đầu kết nối với các cơ quan bên trong thông qua hệ thống kinh lạc. Vậy nên, khi có các xáo trộn của khí huyết, hay sự tắc nghẽn các kinh mạch, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu, choáng váng, nhìn mờ,...
Nguyên nhân phần nhiều là do sự xâm nhập của phong và hỏa (gió và nhiệt), làm bế tắc các mạch máu và rối loạn khí huyết. Ngoài ra, cơ thể suy nhược, khí hư huyết hư, thiếu dưỡng chất đến vùng đầu cũng khiến một người bị mắc chứng rối loạn tiền đình.
Theo các chuyên gia Đông y, để giảm triệu chứng rối loạn tiền đình và phòng ngừa tái phát, cần phải sử dụng đồng thời các thảo dược để vừa bình can, chống hỏa bốc đầu, đồng thời khai thông kinh mạch, hoạt huyết, bổ huyết. Trong đó, sản phẩm Hoạt huyết T-đình G&P được đánh giá cao do kết hợp các thảo dược trong bài Nhị căn thang nổi tiếng của Phúc Kiến trung y dược với các tinh hoa y học trên thế giới như tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc, Nattokinase, Ginkgo Biloba Nhật Bản, Cúc ngải vàng Châu Âu, Citicolin Mỹ.
Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc được mệnh danh là thảo dược vàng có giá trị cao chỉ sau Hồng sâm giúp thông huyết mạch, giảm đau đầu do khí huyết lưu thông kém, thiếu máu não.
Ginkgo biloba Nhật Bản điều hòa vận mạch, ổn định màng tế bào, ức chế kết tập tiểu cầu nhờ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giảm tình trạng đau nửa đầu.
Nattokinase - enzyme chiết xuất từ đậu nành lên men, là một thần dược trong chăm sóc sức khỏe từ Nhật Bản, giúp thông huyết mạch, tăng cường tuần hoàn máu não.
Hoạt huyết T-đình G&P được đánh giá cao do kết hợp các thảo dược trong bài Nhị căn thang nổi tiếng với các tinh hoa y học trên thế giới
Hoạt huyết T-đình G&P là giải pháp toàn diện, cũng như dự phòng các bệnh tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim, góp phần loại bỏ “gót chân Achilles” hàng ngày đe dọa sức khỏe của các bệnh nhân rối loạn tiền đình.
Để được tư vấn về bệnh rối loạn tiền đình, độc giả liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.1716 hoặc truy cập website http://hoathuyettdinh.vn