Bệnh nhân 58 tuổi ở Phú Thọ được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương trong tình trạng liệt nửa người phải, thất ngôn. Theo gia đình bệnh nhân, khoảng 4 giờ trước, khi đang nằm trên giường thì người bệnh bị ngã, sau đó liệt nửa người phải, nói khó.
Kết quả chụp CT có hình ảnh nhồi máu não do tắc mạch đoạn M1 động mạch não giữa trái. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não. Người này lập tức được chuyển tới trung tâm tim mạch điện quang can thiệp, thực hiện can thiệp lấy huyết khối dưới Hệ thống DSA.
Các triệu trứng liệt được cải thiện rõ, bệnh nhân tỉnh và đưa về theo dõi, chăm sóc tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện.
Hình ảnh mạch máu bị tắc. (Ảnh: BVCC)
Bác sĩ Trần Văn Kiên, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết, đây là trường hợp bệnh nền nhiều và rung nhĩ, hẹp van tim, suy tim không điều trị thường xuyên... Khi thực hiện can thiệp, bệnh nhân đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng. Rất may người bệnh vượt qua cơn nguy kịch.
Sau can thiệp 4 ngày, hiện sức khoẻ của người này ổn định hơn, chụp cộng hưởng từ kiểm tra mạch não tái thông tốt, cơ lực nửa người dần hồi phục.
BSCKI Phạm Văn Cường, khoa Đột quỵ não (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, trước đây đột quỵ thường được cho là bệnh lý ở người già, nhưng quan niệm này không còn chính xác, vì số lượng người trẻ tuổi bị đột quỵ ngày càng gia tăng.
Thực tế không hiếm những trường hợp người trẻ tuổi bị đột quỵ. Do vậy, chúng ta cần biết dấu hiệu để được can thiệp sớm. Các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ dễ dàng ghi nhớ qua cụm từ viết tắt: BEFAST, trong đó:
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhiều người trẻ vẫn cho rằng đây là bệnh người già nên họ chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ. Để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ chuyên gia khuyên: