Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Đông chí 2022 là ngày nào?

(VTC News) -

Đông chí là tiết khí bắt đầu vào thời điểm giữa mùa đông, vậy bạn có biết Đông chí năm 2022 là ngày nào?

Ngày Đông chí là một trong bốn mốc thời gian quan trọng trong năm, bên cạnh Xuân phân, Hạ Chí và Thu phân. Đây là một ngày rất đặc biệt đánh dấu bước chuyển của mùa đông.

Đông chí 2022 là ngày nào?

Theo Thiên Văn học phương Tây, Đông chí là ngày bắt đầu của mùa đông ở Bắc bán cầu và mùa hè ở Nam bán cầu. Còn theo quan niệm của người phương Đông, Đông chí là những ngày ở giữa mùa đông.

Ngày Đông chí là ngày Mặt trời xa Bắc cực nhất.

Tiết Đông chí là tiết cuối cùng trong năm, khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông (theo lịch Trung Quốc cổ đại). Vào ngày Đông chí - ngày đầu tiên của tiết Đông chí, Mặt trời sẽ hợp với đường tiếp tuyến của chí tuyến nam theo một góc 90 độ. Chính vì thế, Nam bán cầu sẽ chịu tác động từ Mặt trời nhiều nhất, do vậy thời gian ban ngày dài nhất và thời gian ban đêm là ngắn nhất. Ở nửa kia của Bắc bán cầu thì ngược lại, ngày sẽ ngắn nhất và đêm dài nhất.

Theo quy ước, tiết Đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 12 Dương lịch (khi kết thúc tiết Đại tuyết) và kết thúc vào khoảng ngày 5 đến ngày 6 tháng 1 dương lịch (khi tiết Tiểu hàn bắt đầu). 

Đông chí không đến cố định vào một ngày vì còn tùy thuộc vào năm và múi giờ. Năm 2022, ngày Đông chí rơi vào thứ Năm 22/12 dương lịch, tức ngày 29/11 âm lịch và kết thúc trong ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 1.

Đông chí 2022 là ngày nào?

Ý nghĩa của ngày Đông chí

Tại Việt Nam, người dân không có hoạt động gì đặc biệt trong ngày Đông chí nhưng với nhiều nước trên thế giới, ngày này được tổ chức rất náo nhiệt. Có rất nhiều lễ hội diễn ra như lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa, lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ hội Hanukkah, lễ hội Huma Light…

Trong văn hóa phương Tây, tiết Đông chí diễn ra vào thời điểm Giáng sinh. Theo các tín đồ đạo Thiên chúa, đây là một thời điểm quan trọng trong năm. Tín đồ Thiên chúa giáo tin rằng ngày Đông chí là ngày chúa Jesus ra đời, nên họ rất xem trọng lễ hội này.

Ngày Đông chí có nguồn gốc từ Trung Quốc nên có ý nghĩa lớn với người dân nước này. Vào ngày Đông chí, người Hoa trên toàn thế giới, trong đó có người Hoa ở Việt Nam, thường ăn thang viên (món chè trôi nước) và tổ chức các lễ hội truyền thống, bởi họ xem đây là một trong những ngày tết truyền thống của mình.

Ngày Đông chí thường trùng với khoảng thời gian chuẩn bị lễ Giáng Sinh của người phương Tây.

Đặc điểm của ngày Đông chí

Ngày Đông chí được biết đến với đặc điểm đêm dài nhất trong năm. Tuy nhiên chỉ các quốc gia ở Bắc bán cầu cảm nhận được đêm dài hơn ngày, còn ở các quốc gia ở Nam bán cầu thì ngày lại dài hơn đêm.

Tiết Đông chí là khoảng thời gian mọi sinh vật dung dưỡng khí lực và chuẩn bị cho thời kỳ sinh sôi, phát triển trong mùa xuân. Đây là thời điểm lạnh nhất trong năm nên các loại động vật, thực vật và con người đều ở trạng thái thu hẹp, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nhiều loài hoạt động ở dạng tiềm ẩn, đợi chờ cơ hội hoạt động về sau.

Vào tiết Đông chí, gió Mậu dịch và khối khí đại dương sẽ làm thời tiết thay đổi rất nhiều, tuy không gây ảnh hưởng lớn hay mưa nhiều nhưng lại gây hiện tượng mưa ẩm và nồm khiến con người khó chịu.

Đông chí cũng là ngày đánh dấu sự thay đổi thời tiết lớn bậc nhất trong năm. Vì vậy mọi người cần có sự chuẩn bị về sức khỏe cũng như sắp xếp lại sinh hoạt để thích ứng với những thay đổi này. 

Trong tiết Đông chí, thời tiết giá lạnh khắc nghiệt sẽ gây bất lợi cho người mắc các bệnh về hô hấp, xương khớp. Trong thời gian này, bạn nên bổ sung thêm vitamin C để nâng cao đề kháng, ăn uống đầy đủ để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Người già, người bị bệnh xương khớp nên sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng và massage chân sẽ giúp khí huyết lưu thông, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, vào thời gian này, các gia đình có thể sử dụng thêm máy hút ẩm, máy giặt sấy quần áo để tránh ẩm ướt và nồm.

Hạ Vy (Tổng hợp)

Tin mới