Theo các nhà thiên văn, trận mưa sao băng tuyệt đẹp mang tên Tau Herculids bùng phát từ sao chổi bị vỡ SW3 có thể diễn ra vào đêm 30 và 31/5.
Trong trường hợp đó, chúng ta có thể quan sát hiện tượng này từ Mỹ, Mexico và các tỉnh đông nam của Canada.
SW3 được biết đến với tên sao chổi ma. Được tìm thấy vào năm 1930, SW3 quay quanh Mặt trời 5,4 năm một lần và chỉ tiếp cận gần Trái đất hiếm hoi vài lần trong suốt một thế kỷ.
Năm 1995, các nhà thiên văn nhận thấy sao chổi này bắt đầu bị đứt gãy và ngày càng có nhiều mảnh vỡ rải rác trên quỹ đạo của nó.
Đêm nay, thế giới có thể đón bão sao băng đầu tiên. (Ảnh minh họa)
Năm nay, Trái Đất sẽ vô tình bay quanh đám mây mảnh vỡ mà SW3 tạo thành, điều này dẫn tới trận mưa sao băng cực lớn với hơn 1.000 ngôi sao băng lao vào Trái Đất mỗi giờ.
Tuy nhiên, các chuyên gia của NASA cảnh báo đây sẽ là sự kiện "được ăn cả, ngã về không" bởi không chắc các mảnh vỡ của SW3 có tiếp cận được với Trái đất trong năm nay không.
Cụ thể, nếu các mảnh vỡ từ SW3 di chuyển với vận tốc khoảng 350 km/h khi tách khỏi sao chổi, cơn bão mưa sao băng sẽ xảy ra. Nếu các mảnh vỡ di chuyển với tốc độ xảy ra, sẽ không có trận mưa sao băng nào từ sao chổi này.
Độ sáng của bão sao băng sẽ phụ thuộc vào mật độ mảnh vỡ của SW3.
"Đó là cơ hội hoàn hảo cho những người đam mê không gian có thể trải nghiệm một trong những màn trình diễn ánh sáng sống động nhất của thiên nhiên", Bill Cooke, người lãnh đạo Văn phòng Môi trường Meteoroid của NASA tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Marshall cho hay.
Mưa sao băng được đo bằng số lượng sao băng tối đa mà một người có thể thấy trong một giờ với điều kiện không có mây và ô nhiễm ánh sáng, nguồn sao băng ở ngay phía trên. Các trận mưa sao băng lớn có ZNR là 100 nhưng thường ít hơn nhiều. Rất hiếm các trường hợp ZNR lên tới hàng nghìn, sự kiện như vậy gọi là bão sao băng. Chưa có cơn bão nào xảy ra kể từ bão sao băng Leonid năm 2001/2002.
Do đó, nếu Tau Herculids xảy ra, nó sẽ là bão sao băng đầu tiên trong 20 năm.