Kiêng cho vay, trả nợ
Vào những ngày đầu năm, việc cho vay hay trả nợ đều là những việc làm tối kỵ bởi theo quan niệm, đầu năm mới là ngày chúng ta mở cửa đón lộc vào nhà. Vậy nên nếu cho mượn hoặc trả nợ thì cũng giống như việc đưa may mắn, tiền tài vào tay người khác. Do đó, để tránh được một năm túng thiếu, hãy chú ý nói không với cho vay và trả nợ ngày đầu năm.
Kiêng nói chuyện xui rủi, cãi vã
Trong 3 ngày đầu năm người ta thường thận trọng lời ăn tiếng nói và hành động vì tin rằng có thể đem lại hên xui cho cả năm như không quét rác ra khỏi nhà vì bị xem là quét tiền ra cửa. Không tặng thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của bệnh hoạn và xung khắc.
Người xưa cũng cho rằng lời nói đầu năm sẽ ảnh hưởng tới cả năm. Vì vậy, bạn nói lời hay ý đẹp sẽ gặp may mắn, ngược lại nói điều xấu sẽ gặp vận rủi. Việc to tiếng cãi vã vào ngày đầu năm mới cũng sẽ làm cho cả năm lục đục, không vui vẻ.
Kiêng quét nhà, đổ rác
(Ảnh minh họa)
Theo quan niệm xưa, quét nhà, đổ rác ngày đầu năm sẽ đuổi Thần Tài ra khỏi nhà, từ đó tiền tài không thể tới với gia đình. Hoặc nếu có quét nhà, rác cũng phải để ở một góc nhà và không được hốt rác đổ đi.
Người có tang kiêng xông đất
Phong tục xông đất, xông nhà đầu năm cũng được xem là phong tục quan trọng trong ngày Tết. Người đầu tiên bước vào nhà trong ngày mùng 1 sẽ là người quyết định vận mệnh của gia đình đó trong một năm. Bởi vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi và đặc biệt là trước đó gia đình có tang thì không nên xông đất nhà người khác để tranh được những điều xui xẻo.
Ngoài ra, người có tang phải giữ đạo hiếu, không đi lễ, chúc Tết. không mặc đồ sô gai đến nhà người khác. Tết Nguyên đán là ngày vui của mọi nhà, vì vậy những gia đình có tang sẽ được cất khăn tang trong vòng 3 ngày. Nếu có người mất vào ngày mồng 1 Tết, gia đình sẽ chưa phát tang vội mà phải đợi tới sáng mồng 2. Nếu có người mất vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình đã định liệu được trước thì nên chôn cất ngay trong ngày đó.
Kiêng đổ vỡ đồ đạc
(Ảnh minh họa)
Theo quan niệm xưa, đổ vỡ đồ đạc là điềm gở, báo hiệu chia ly, đau khổ nên những ngày đầu năm các gia đình đều cần thận trọng, tránh đổ vỡ bát đũa.
Không xuất hành ngày mùng 5, ba ngày tết ra ngoài phải về chiều tối
Ngày mồng 5 là ngày nguyệt kỵ nên thường không xuất hành đầu năm vào ngày này. Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba; đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”, người Việt tin rằng mùng 5 không thích hợp cho các cuộc du xuân lấy lộc. Thêm vào đó, trong 3 ngày Tết, đi đâu đến chiều tối cũng phải về, tránh “có đi mà không có về”.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo)