Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Những kiêng kỵ cần biết trong ngày ông Công ông Táo

Cúng ông Táo được mỗi gia đình Việt Nam thực hiện vào ngày 22 - và 23 tháng Chạp hàng năm. Dưới đây là một số lưu ý cần biết.

Cúng ông Táo được mỗi gia đình Việt Nam thực hiện vào ngày 22 - và 23 tháng Chạp hàng năm. Dưới đây là một số lưu ý cần biết.



Theo quan niệm từ xa xưa, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.



 
Nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Trong trường hợp không có ban thờ Táo quân riêng thì bạn phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.



Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.



Lễ vật cúng ông Táo gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.



Đặc biệt, những món ăn sau tuyệt đối không được mua làm đồ cúng để tiễn

ông Táo

về trời.



1. Thịt chó



Nếu bạn không muốn gặp xui hay những điều không may mắn cả năm thì đừng bao giờ đụng đến thịt chó vào những ngày đầu năm nhé! Mặc dù thịt chó là loại thực phẩm cực kì bổ dưỡng và là món ăn khoái khẩu nhiều người đặc biệt là các đấng mày râu, nhưng món ăn này chỉ phù hợp vào những ngày cuối tháng thôi chứ đầu năm thì cấm kị.



2. Thịt vịt



Cùng với thịt chó, thịt vịt cũng là biểu tượng cho sự đen đủi. Thường đầu năm hoặc đầu tháng, mọi người thường kiêng sử dụng món ăn này trong bữa ăn của gia đình mình, đặc biệt là đối với người dân miền Trung đó là thịt vịt. Vì họ sợ tán đàn.



3. Mực



Một loại thực phẩm mà người dân cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều rất kiêng kỵ trong ngày Tết đó là mực. Bởi dân gian thường có câu "đen như mực". nên theo quan niệm ăn mực ngày đầu năm sẽ gặp phải đen đủi trong cả năm đó.



4. Tôm



Người miền Bắc thường thêm tôm vào các món ăn ngày Tết. Nhưng người dân cả hai miền Trung và miền Nam đều kiêng ăn tôm trong những ngày Tết. Bởi theo quan niệm, tôm thường đi giật lùi, nếu ăn tôm đầu năm thì công việc trong cả năm đó sẽ bị thụt lùi, không thể thăng tiến được.



5. Vịt lộn



Người dân miền Bắc và miền Trung thường kiêng ăn trứng vịt lộn trong những ngày đầu năm và ngày đầu tháng. Bởi theo quan niệm, nếu ăn trứng vịt lộn vào những ngày này thì sẽ gặp phải đen đủi, không được suôn sẻ.



6. Cá mè



Cả hai miền Bắc và miền Trung người dân đều kiêng ăn cá mè đầu năm, vì sợ "hãm tài", làm việc gì cũng hỏng.


Ngọc Vy (tổng hợp)

Nguồn:

Tin mới