Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính, gây tỷ lệ tử vong cao thứ 3 tại Việt Nam chỉ sau ung thư phổi và ung thư gan.
Giai đoạn phát triển và di căn
Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 0 hay còn gọi là giai đoạn sớm (giai đoạn đầu). Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa lây lan ra các cơ quan khác. Giai đoạn này vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày.
- Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đdi chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày. Ở giai đoạn này bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn: đau bụng, buồn nôn…
- Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
- Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể. Tỷ lệ tử vong cao.
Phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn.
Dấu hiệu ung thư giai đoạn đầu
Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, nhưng tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm..
Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
Nôn ra máu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Do tính chất không đặc hiệu và khá mơ hồ, nên các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày, vì vậy người bệnh thường chủ quan không tầm soát bệnh sớm.
Cách phòng ngừa ung thư dạ dày
Để phòng ngừa ung thư dạ dày bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ, vitamin và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe.
- Cần thăm khám sớm và điều trị triệt để các bệnh về dạ dày, các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày
- Nên kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư hệ tiêu hóa sớm nếu gia đình có người bị bệnh lý khối u, ung thư tiêu hoá…
Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi nếu như phát hiện bệnh sớm. Ngoài ra bạn cũng cần duy trì một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh.