Chúng ta đều biết rằng, khi nam giới tuổi tác ngày càng cao, các chức năng khác nhau của cơ thể sẽ có những thay đổi nhất định, lúc này khả năng miễn dịch của cơ thể cũng suy giảm, bệnh tật dễ tìm đến để tấn công bạn hơn.
Và hiện nay, áp lực cuộc sống của nam giới cũng trở nên ngày càng lớn hơn, nhiều nam giới vừa vất vả lo toan cho gia đình lại không chú ý chăm sóc bản thân nên rất dễ gây tổn hại sức khỏe. Vì vậy, sau tuổi 40, phụ nữ và nam giới phải quan tâm hơn đến cơ thể của mình và phòng tránh bệnh tật một cách quyết liệt.
Muốn bảo vệ sức khỏe, nam giới sau 40 tuổi cần đề phòng những bệnh gì? Theo các bác sĩ, đây là danh sách những căn bệnh xuất hiện nhiều nhất ở nam giới trung niên, bạn nên đề phòng cẩn thận vì nếu lỡ mắc, sẽ rất khó trở về tình trạng ban đầu, bệnh sẽ tiến triển theo thời gian.
Khi có tuổi, bạn cần phải thay đổi thói quen để giữ sức khỏe (Ảnh minh họa)
1. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp, mỡ máu cao hay tiểu đường được xem là 3 căn bệnh rất phổ biến khi bạn bước vào tuổi trung niên, trong đó có bệnh cao huyết áp được xem là “sát thủ thầm lặng” đứng đầu trong danh sách vì có tỉ lệ mắc bệnh cao, xác suất nguy hiểm tính mạng sẽ lớn hơn.
Nguyên nhân xuất phát từ việc nhiều nam giới thường có thói quen tiêu thụ những đồ ăn nhiều chất béo, nhiều calo khi giao lưu nhậu nhẹt, về lâu dài sẽ khiến cơ thể có nguy cơ bị cao huyết áp. Do đó, nam giới nên thường xuyên theo dõi huyết áp sau khi bước vào tuổi 40, và thực hiện tốt trong việc ngăn ngừa bệnh cao huyết áp trong cuộc sống hàng ngày.
2. Béo phì, thừa cân, bụng to
Béo phì tuy không phải là bệnh cần phải điều trị nhưng sau khi béo phì lại dễ dẫn đến hàng loạt bệnh tật khác phát sinh. Đàn ông béo phì thường dễ mắc huyết áp, mỡ máu, tiểu đường và các bệnh liên quan đến tim mạch, mạch máu não khác nhau.
Vì vậy, các bạn nam phải thường xuyên kiểm soát cân nặng của mình hơn, khi bị béo phì có thể tự làm mình gầy hơn bằng cách tập thể dục, kiểm soát chế độ ăn uống và duy trì lối sinh hoạt lành mạnh, hợp lý.
Bụng bia là một dấu hiệu cảnh báo cần phải chú ý thay đổi nếp sống để giữ sức khỏe (Ảnh minh họa).
3. Rụng tóc
Ngày nay nhịp sống của con người ngày càng nhanh, áp lực cuộc sống ngày càng lớn, nhiều nam giới sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc.
Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng có thể vì bệnh lý, áp lực, vì sử dụng dầu gội đầu kém chất lượng, lối sống thiếu lành mạnh… lúc này, bạn cần bổ sung một số vitamin B một cách hợp lý, duy trì chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, vận động đều đặn để cải thiện các triệu chứng rụng tóc.
4. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường cũng là một căn bệnh rất phổ biến ở các quý ông trung niên, bởi nam giới khi bước vào tuổi 40 trở đi thì rất dễ bị hội chứng bụng bia, những yếu tố này có thể dẫn đến sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.
Vì vậy, thông thường các bạn nam cần theo dõi lượng đường trong máu, đồng thời tập thể dục nhiều hơn để duy trì thể trạng tốt nhằm phòng tránh bệnh tiểu đường.
5. Loãng xương
Với các quý ông sau khi bước vào tuổi 40, khối lượng xương của cơ thể sẽ bắt đầu bị tiêu hao, nếu không chú ý quan tâm đến bản thân vào lúc này sẽ rất dễ khiến các khớp trong cơ thể trở nên mỏng manh, dễ bị loãng xương và nguy cơ cao gặp phải vấn đề rủi ro liên quan đến gãy xương.
Trước thực trạng này, các bác sĩ khuyến cáo nam giới nên bổ sung nhiều canxi cho cơ thể để phòng chống loãng xương, gãy xương. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và dành thời gian vận động ngoài trời, dưới ánh sáng mặt trời nhiều hơn để ngăn ngừa loãng xương do thiếu hụt canxi.
Loãng xương xảy ra phổ biến khi bạn bước vào tuổi trung niên (Ảnh minh họa).
6. Đau mỏi, tổn thương cơ thắt lưng
Đối với một số nam giới hoạt động thể chất trong thời gian dài rất dễ bị căng cơ vùng thắt lưng, cảm giác đau mỏi vùng lưng, cản trở hoạt động sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Nếu bạn bị căng cơ vùng thắt lưng thì phải đến bệnh viện để điều trị kịp thời, để có thể điều chỉnh cơ thể hoạt động trở lại bình thường một cách nhanh chóng hơn.
Sau khi bước vào tuổi 40, nam giới nên cho cơ thể cơ hội được nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc trí óc quá sức hoặc hoạt động thể lực quá sức, nhìn chung nên điều chỉnh ở mức hài hòa, vừa phải.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, bạn nên chủ động sắp xếp công việc để duy trì thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ít ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, nếu công việc hay cuộc sống có áp lực quá thì nên giải tỏa kịp thời, để giúp cơ thể trong trạng thái cân bằng, khỏe mạnh hơn.