Cách đây vài ngày, anh Vương (sống ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc) đăng tải đoạn video ghi lại cảnh một chú rể bị ngược đãi khổ sở khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi. Nhiều người tỏ ý ngao ngán với cách đối xử tồi tệ với chú rể, trong khi một số người khác cho rằng, cách đùa vui như vậy sẽ đem lại kỷ niệm đáng nhớ cho ngày trọng đại của cuộc đời.
Trong đoạn clip, chú rể ngồi trong một cái hố làm bằng xi măng, trên người chỉ mặc chiếc áo ba lỗ màu đen. Những người đứng xung quanh đua nhau ném đậu phụ thối, đổ nước tương, giấm và các loại chất lỏng khác lên người anh ta. Chú rể cố bịt miệng, dù rất khó chịu nhưng vẫn ngồi chịu trận.
Chú rể khổ sở chịu trận dưới hố, chấp nhận để mọi người đổ đủ nước tương, dấm... vào người mình. (Amrh cắt từ clip)
Theo anh Vương, việc ném đậu phụ thối hay đổ các chất lỏng gây khó chịu lên người chú rể là một phong tục của địa phương. Từ xưa đến nay, tục này vẫn được duy trì để tạo tiếng cười cho những người đến dự tiệc cưới. Những người đứng xung quanh chủ rể đều là thân nhân và bạn bè.
"Sau khi chơi đùa xong, anh ấy sẽ đi tắm rửa sạch sẽ. Mọi người đều thấy vui vẻ, dù sao đó cũng là ngày vui, ngày trọng đại trong đời", người đăng tải clip cho biết.
Trong khi vẻ mặt những người tham gia "cuộc vui" trong clip đều rất hào hứng thì phần lớn cư dân mạng lại thở dài với phong tục kỳ lạ này. Họ cho rằng dù đó là phong tục thì cũng không nên áp dụng kiểu hành hạ chú rể như vậy. Có ý kiến cho rằng những trò vui này quá đà và phản cảm, chẳng có gì là văn hóa, nên chấm dứt.
Hồi năm ngoái, mạng xã hội Trung Quốc cũng xôn xao vì cảnh một chú rể bị trói vào cột điện. Ban đầu, mọi người nghĩ anh này bị ai đó đánh hay ăn hiếp, nhưng thực tế đây chỉ là một "trò vui" của đám cưới. Chú rể bị trói vào cột điện để mọi người ném nước tương, giấm, trứng gà... vào người.
Cảnh chú rể bị trói vào cột điện từng khiến mạng xã hội Trung Quốc sôi sục.
Tiếp đó, đám đông còn dùng kéo cắt quần của tân lang rồi đổ hỗn hợp dầu mè, đậu phụ, ớt vào người anh. trong quần. Chú rể chắc hẳn chẳng hào hứng gì nhưng do đây là phong tục địa phương nên đành chấp nhận.
Sự việc cũng vấp phải những ý kiến phản đối của cư dân mạng. Nhiều người bình luận rằng nhìn cảnh khổ sở của chú rể nói trên, chắc không còn anh chàng nào muốn lấy vợ vùng này.