Theo báo cáo thường niên của Global Forest Watch (GFW), 38.000 km2 rừng nguyên sinh bị phá hủy trong năm 2019. Con số này đồng nghĩa một khu vực rừng mưa nhiệt đới có kích thước tương đương với một sân bóng bị mất đi cứ sau 6 giây. Đây là mức giảm lớn thứ 3 kể từ năm 2000 và tương đương với diện tích của Thụy Sỹ.
Trong 38.000 km2 này, Brazil chiếm hơn 1/3, kế đó là Cộng hòa Dân chủ Congo và Indonesia.
"Mật độ mất rừng ghi nhận trong năm 2019 là không thể chấp nhận được", Frances Seymour, một thành viên của Viện Tài nguyên Thế giới cho hay.
"Chúng ta đang đi sai hướng", ông này nói thêm.
Một khu vực rừng mưa nhiệt đới có kích thước tương đương với một sân bóng bị mất đi cứ sau 6 giây trong năm 2019. (Ảnh: Straits Times)
Mikaela Weisse, một quản lý dự án tại GFW cho biết cộng đồng quốc tế thời gian qua cố gắng làm chậm hoặc ngăn chặn nạn phá rừng, nhưng rõ ràng các con số vẫn không nhúc nhích trên cấp độ toàn cầu phản ánh vấn đề đáng quan ngại.
Weisse cho biết rừng nguyên sinh là vấn đề bà và các đồng nghiệp đặc biệt quan tâm nhất vì chúng có nghĩa lớn đối với đa dạng sinh học và đóng vai trò quan trọng giữ lại một lượng lớn carbon.
Khi đốt cháy rừng, phần carbon mà chúng giữ lại sẽ thoát ra ngoài khí quyển dưới dạng carbon dioxide (CO2), gây hiệu ứng nhà kính.
"Sẽ phải mất hàng thập kỷ hoặc thậm chí hàng thế kỷ để những khu rừng này trở lại trạng thái ban đầu" bà Weisse cho hay.
Mật độ mất rừng nguyên sinh được ghi nhận cao kỷ lục trong các năm 2016 và 2017 trước khi giảm nhẹ vào năm 2018. Tuy nhiên, số diện tích rừng nguyên sinh bị mất trong năm 2019 lại tăng 2,8% so với năm 2018.
Theo các nhà nghiên cứu của GFW, việc chặt phá rừng ảnh hưởng lớn đối với mục tiêu hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu vì cây xanh hấp thụ khoảng 1/3 lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
Brazil là quốc gia ghi nhận nạn phá rừng nặng nề nhất khi số rừng mất đi ở quốc gia này (1.36 triệu ha) chiếm hơn 1/3 tổng số diện tích rừng mất đi của thế giới trong năm 2019.
Ở Brazil, việc nông dân đốt rừng để phục vụ cho nông nghiệp và chăn nuôi gia súc là nguyên nhân chính dẫn tới việc mất rừng chứ không phải do cháy rừng.
Năm ngoái, nạn phá rừng ở Brazil tăng 85% so với năm 2018. Theo Viện nghiên cứu vũ trụ của Brazil, 9.166 km2 rừng bị chặt phá trong năm 2019, con số cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây,