Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

COVID-19 bùng phát, nhiều công ty Việt dừng đàm phán mua bản quyền AFF Cup 2020

(VTC News) -

Dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều công ty Việt Nam buộc phải đứng ra ngoài cuộc đua giành bản quyền truyền hình AFF Cup 2020.

"Đơn vị sở hữu bản quyền đã chào giá trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Đến thời điểm này việc đàm phán cũng không có thay đổi lớn. Tuy nhiên, tôi được biết cũng có vài đơn vị tại Việt Nam đã từ bỏ đàm phán từ thời điểm dịch bùng phát", bà Đỗ Phương Chi, Giám đốc bản quyền Next Media, một trong những đơn vị tham gia thương thảo mua bản quyền AFF Cup 2020 cho biết.

Lagardere Sports Asia (LSA) là đơn vị nắm bản quyền truyền hình giải vô địch Đông Nam Á 2020. Công ty có trụ sở ở Singapore chào bán đến các nhà đài Việt Nam với giá cao gấp nhiều lần so với AFF Cup 2018. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các đơn vị truyền hình trong nước.

"Thực tế là giá chào cao hơn gấp 3, gấp 4 lần năm 2018", đại diện Next Media tiết lộ. 

Thành công của bóng đá Việt Nam là một trong những nguyên nhân đẩy giá bản quyền AFF Cup 2020 lên cao.

Từ năm 2018, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) thay đổi thể thức nhằm tăng khả năng khai thác thương mại của giải đấu. Thành công của bóng đá Việt Nam trong hai năm vừa qua cũng là một nguyên nhân đẩy giá bản quyền truyền hình AFF Cup lên cao, đặc biệt là trên nền tảng kỹ thuật số.

Do thành công của bóng đá Việt Nam trong những năm vừa qua, không những là bóng đá nam mà cả bóng đá nữ nên vị thế của thị trường Việt Nam đã thay đổi. Khán giả Việt Nam yêu bóng đá và rất tích cực cổ vũ đội tuyển bằng nhiều cách. Trong đó việc theo dõi các trận đấu trực tiếp trên truyền hình là thói quen và sở thích. Nhu cầu tăng cao thì giá trị bản quyền càng cao.

Giống như các đơn vị khác, Next Media cũng đặt mục tiêu sở hữu trọn vẹn gói bản quyền AFF Cup 2020 đầy đủ các hạ tầng phát sóng. Điều này sẽ có lợi cho việc chia sẻ cho các đối tác và hạn chế các hình thức "phát lậu" nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên.

"Thực ra từ trước đến nay ở Việt Nam không có đơn vị nào sở hữu trọn vẹn gói bản quyền trên tất cả các hạ tầng phát sóng. Vì vậy, tôi nghĩ Next Media hay các đơn vị khác cũng đặt việc mua được bản quyền trên mọi hạ tầng để phục vụ người hâm mộ khắp cả nước sẽ là ưu tiên số một", bà Chi nói.

Việc sở hữu bản quyền trọn vẹn của AFF Cup 2020 sẽ không đơn giản, do giải đấu không chỉ diễn ra ở một, hai nước đăng cai. Việc ban tổ chức đảm bảo 10 đội tuyển tham dự đều được thi đấu ít nhất hai trận trên sân nhà cũng khiến việc đàm phán các gói bản quyền phức tạp hơn.

"Việc cạnh tranh với các đối thủ bản địa là rất khó khăn, "rừng nào cọp đó". Cá nhân tôi nghĩ, để cạnh tranh được với họ thì hiểu rõ điểm mạnh của mình đồng thời tìm ra chiến thuật... là quan trọng nhất

Nếu có một đơn vị Việt Nam sở hữu bản quyền ở nhiều nước, người hâm mộ không những được xem và cổ vũ ĐT Việt Nam thi đấu, chúng ta còn được theo dõi và phân tích đối thủ của mình", Giám đốc bản quyền của Next Media cho biết.

Tiểu Cường

Tin mới