(VTC News) - Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng, từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây đều có thể chế biến thành thuốc.
|
Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng, từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây đều có thể chế biến thành thuốc. |
Theo Đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu; Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng; Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
- Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Giã nhuyễn 40gam lá đinh lăng tươi, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
- Phơi khô lá đinh lăng, cho vào gối hay trải giường cho bé nằm để chống co giật cho trẻ em.
- Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.
- Rễ cây đinh lăng thái mỏng 15gam, đun sôi 15 phút với 300ml nước, chia uống 2-3 lần/ngày có tác dụng bồi vổ cơ thể, giảm tình trạng mệt mỏi, lười hoạt động.
- Rễ đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sữa hiệu quả. Lấy 30-40g rễ cây đinh lăng, sắc với 500ml nước lấy còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, có tác dụng thông tia sữa, căng vú sữa, vú hết nhức.
- Lấy 20 – 30g thân và cành đinh lăng, rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây sắc lấy nước, uống 3 lần mỗi ngày để chữa đau lưng mỏi gối.
- Lấy 8 g mỗi loại gồm rễ đinh lăng, rễ cây dâu,bách bộ, nghệ vàng, đậu săn, rau tần dày lá, 6g củ xương bồ; 4g Gừng khô, cho thêm 600ml sắc còn 250ml. Uống lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần để chữa ho suyễn lâu năm.
- Lá đinh lăng được phơi khô 10gr, sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày để chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ.
Thu Nguyễn (Tổng hợp)