Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Có ai biết: Lười biếng có thể là do... di truyền

Thế giới quanh ta luôn chứa đầy những sự thật thú vị và không ngừng khiến bạn phải ngạc nhiên.

Miếng xốp bong bóng là phát minh của kỹ sư Al Fielding và Marc Chavannes năm 1957. Nhưng ý tưởng ban đầu của họ khi phát minh ra xốp bong bóng, không phải để biến chúng thành sản phẩm đóng gói và bảo vệ hàng hóa. Thay vào đó, họ tạo ra chúng để làm... giấy dán tường.

Những mô tả cổ nhất về giày cao gót bắt nguồn từ những bức tranh vẽ chiến binh Ba Tư từ năm 1590. Chúng được xem là dành cho những người lính trên lưng ngựa. Giày này không phải để đi bộ mà để vừa với yên cương. Với sự giúp đỡ từ đôi giày, kỵ sĩ có thể đứng thẳng, vững vàng trên yên và dùng cung tên hiệu quả hơn.

Hiệu ứng Mpemba là một hiện tượng mà trong một điều kiện nhất định nào đó (đôi lúc xảy ra) - khi cùng làm lạnh, nước nóng có thể đóng băng nhanh hơn nước lạnh.

Theo Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, các sinh vật phát ra tiếng kêu điều chỉnh âm thanh đặc trưng của chúng theo nhiệt độ, có nghĩa là nếu bạn đếm số lần 1 con dế kêu trong 15 giây và sau đó thêm 37, bạn sẽ nhận được một con số khá gần với nhiệt độ hiện tại tính bằng độ F.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, trừ con người, cá heo là loài động vật duy nhất được biết đến có thể gọi “tên” nhau. Sự khác biệt giữa cá heo và con người là chúng liên lạc bằng những tín hiệu không lời, mà các nhà khoa học gọi đó là “tiếng kêu chữ k‎ý”. Đây là tiếng kêu đặc thù riêng của mỗi cá thể cá heo.

Khi bạn thở, bạn thực sự chỉ hít hầu hết oxy qua một lỗ mũi tại một thời điểm. Cứ sau vài giờ, lỗ mũi đang hoạt động sẽ tạm nghỉ, lỗ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động, và chúng cứ thế luân phiên.

Theo CNN, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng con người chỉ có hai nỗi sợ bẩm sinh: sợ ngã và sợ âm thanh lớn. Phần còn lại của những nội sợ sau này của bạn được học theo thời gian.

Các nhà khoa học trường Đại học California đã giải thích được bản chất của sự lười biếng và theo họ đó là một tính di truyền. Những nghiên cứu mới cho thấy rằng gen đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự lười biếng. Sự lười biếng sẽ được ghi vào DNA (nguyên liệu di truyền).

 

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới