Người Đức thường mời bạn bè đến nhà của mình ăn uống vào buổi tối ngay trước ngày sinh nhật. Chỉ khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ đêm, nhân vật chính mới chính thức nhận những lời chúc mừng từ bạn bè của mình.
Ai cũng ghét những người có thói quen cao su thời gian, nhưng ở Venezuela thì không. Họ coi đó là cách sống thong thả, và họ cần điều đó ngay cả trong kinh doanh. Ngoài ra ở các sự kiện lớn, việc trễ giờ cũng là để nhằm mục đích tôn vinh sự kiện đó. Tuy nhiên cũng cần biết rằng người Venezuela rất đúng giờ khi đi nước ngoài, vì họ biết thế nào là "nhập gia tùy tục".
Thậm chí việc để ly va vào nhau và phát ra tiếng kêu có thể khiến bạn bị tấn công. Nguồn gốc của thói quen này bắt nguồn từ năm 1848, khi Hungary thua trận trước quân đội nước Áo. Người Áo khi đó đã ăn mừng bằng cách cụng ly trước con mắt phẫn nộ của người bản địa, và vì thế người Hungary quyết định không bao giờ cụng ly nữa.
Nếu tăng đầu tiên đang ăn tối tại một nhà hàng, thì tăng 2 thường là đi chơi ở quán cà phê hoặc quán bar. Tăng ba hoặc là đi hát tại noraebang (karaoke) hoặc đến một quán bar khác. Người Hàn thường chơi ở nhiều địa điểm và nhiều người còn thức qua đêm để chơi nữa.
Theo quan niệm của người dân nước này, 25 tuổi mà chưa yên bề gia thất thì bị coi là "ế nặng". Vào dịp sinh nhật sẽ không được thổi nến cắt bánh, mà phải ngồi im để bạn bè họ hàng ném bột quế vào người.
Ngày làm việc điển hình ở Tây Ban Nha bắt đầu từ 9h sáng đến 2h chiều, sau đó ăn uống, ngủ trưa đến 4 - 5h, tiếp tục làm việc và tan ca vào khoảng 8h, ăn tối từ 10h. Ngủ trưa lâu thật lâu để thức khuya "chơi hết ga" - một nét văn hóa độc đáo của Tây Ban Nha.
Một nguyên tắc trên bàn ăn khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa, đó là tránh tạo tiếng động khi ăn. Điều này được cho là bất lịch sự và thiếu tinh tế khi dùng bữa. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc tạo tiếng động khi ăn lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Theo người Nhật, việc húp mì tạo thành tiếng thể hiện sự thích thú và ngon miệng. Tiếng húp càng lớn, người nấu càng hài lòng.