Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Chuyên gia Pháp: Khó xảy ra 'va chạm' giữa Su-27 Nga và UAV Mỹ

(VTC News) -

Đó là nhận định của chuyên gia quân sự Pháp Moreau, đồng thời ông cho rằng một va chạm như vậy có thể khiến cả hai máy bay hư hỏng nặng.

Sputnik dẫn lời chuyên gia quân sự Xavier Moreau cho biết, việc Mỹ tuyên bố Su-27 của Ng va chạm với UAV MQ-9 dẫn đến sự cố là không thực tế. Đồng thời khẳng định một va chạm như vậy sẽ khiến Su-27 bị thiệt hại đáng kể.

Theo phân tích Moreau, một vụ va chạm như phía Mỹ tuyên bố không thể xảy ra vì chiếc UAV MQ-9 nặng đến 4,5 tấn, để có thể khiến nó mất lái và lao xuống mặt biển thông qua một “cú đâm” của Su-27 là điều khó xảy ra.

Một vụ va chạm như phía Mỹ tuyên bố không thể xảy ra vì chiếc UAV MQ-9 nặng đến 4,5 tấn, để có thể khiến nó mất lái và lao xuống mặt biển cần nhiều hơn một “cú đâm” từ Su-27. (Ảnh: Không quân Mỹ)

Cũng theo ông Moreau, nếu Su-27 cố gắng tác động vật lý lên phần cánh quạt của động cơ MQ-9 thì phi công Nga đang tự đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm. Bởi phần cánh và thân của Su-27 mang theo nhiều nhiêu liệu cùng với đó là hệ thống động cơ. Việc thực hiện một vụ va chạm trực tiếp sẽ làm nó hư hỏng nặng.

Còn trong trường hợp phi công sử dụng phần mũi của Su-27 thì càng khiến máy bay thiệt hại nặng hơn, bởi đây là vị trí đặt hệ thống radar cùng nhiều trang thiệt bị điện tử khác. Trong khi đó phần mũi Su-27 thường được làm bằng vật liệu composite hoặc polyester nhẹ và dễ hư hỏng nếu xảy ra va chạm.

Chuyên gia tin rằng máy bay không người lái có thể đã bị rơi do quân đội Nga sử dụng tác chiến điện tử hoặc nó thực sự bị trục trặc. Còn kịch bản xảy ra va chạm như Mỹ tuyên bố không thể xảy ra.

Ông Moreau cũng thấy ngạc nhiên khi phía Mỹ không công khai video ghi lại toàn bộ vụ việc mà theo như Lầu Năm Góc tuyên bố là kéo dài hơn 30 phút. Về phía Nga, dù không công khai nhưng video về sự cố này cũng đã xuất hiện trên nhiều nền tảng mạng xã hội.

UAV MQ-9 trong sự cố ngày 14/3 do một phi công Su-27 Nga quay lại. (Ảnh: Telegram/Fighter_Bomber) 

Theo như chuyên gia này phân tích, phía Mỹ có thể lo ngại việc Nga có thể thu giữ được hệ thống giám sát Gorgon Stare được tích hợp trên MQ-9, nên quyết định cho UAV này lao xuống biển.

"Mỹ dù viện trợ UAV cho Ukraine nhưng chúng không được tích hợp hệ thống Gorgon Stare, điều này cho thấy họ sợ công nghệ này rơi vào tay quân đội Nga”, ông Moreau nói.

Chuyên gia Pháp cũng cho rằng vụ việc này sẽ không dẫn đến căng thẳng leo thang giữa hai bên cho dù Washington đã nhiều lần sử dụng những vụ việc như vậy để khơi mào xung đột.

"Việc MQ-9 của Mỹ có thể sẽ chỉ giới hạn trong một sự cố ngoại giao với những tuyên bố mạnh mẽ từ cả hai bên và không có sự trả đũa quân sự từ phía Mỹ. Không ai có bất kỳ lợi ích nào trong việc căng thẳng gia tăng cực độ", ông Moreau nhận định.

Trà Khánh

Tin mới