Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyên gia Nga: Châu Á và Đông Nam Á là trung tâm kinh tế thế giới mới

(VTC News) -

Chuyên gia Nga bình luận về những vấn đề đáng chú ý trước thềm Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Peterburg (SPIEF), sẽ diễn ra tại Nga đầu tháng 6 tới.

Đầu tháng 6/2024, Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 (SPIEF 2024) sẽ được tổ chức tại St. Petersburg, Nga. Ông Grigory Trofimchuk, chuyên gia về chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh bình luận với VTC News về sự kiện này.

Theo ông, tầm quan trọng của diễn đàn SPIEF – “đại hội các nhà kinh tế thế giới” ngày càng được nâng lên trong những năm gần đây, khi tình hình toàn cầu gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhu cầu giữ cho các hệ thống kinh tế ở trạng thái ổn định.

Trong bối cảnh đó, các nước phương Đông, trong đó có các đại diện Đông Nam Á, sẽ đóng góp những kinh nghiệm và mô hình giải quyết vấn đề quý báu.

Năm 2023, hơn 17.000 đại diện từ 130 quốc gia trên thế giới đã tham gia diễn đàn.

Nền tảng cho sự bền vững và tăng trưởng

Chuyên gia cho rằng, SPIEF là một trong những nền tảng tối ưu để thảo luận về các chủ đề kinh tế cấp bách. Ban tổ chức diễn đàn đã nhấn mạnh “đây là nơi diễn ra việc trao đổi ý kiến, thiết lập các mối quan hệ hợp tác” và diễn đàn năm 2023 đã cho thấy rõ, bất chấp “sự hỗn loạn” của kinh tế toàn cầu, “nhiều quốc gia đã sẵn sàng xây dựng những cầu nối để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau”.

Chương trình SPIEF 2024 bao gồm nhiều chủ đề và lĩnh vực liên quan đến việc đảm bảo hoạt động bình thường của nền kinh tế vĩ mô, bao gồm sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng tạo và đổi mới, là nền tảng cho các tiến bộ kỹ thuật.

Tại diễn đàn, các doanh nhân nước ngoài sẽ có thể tìm kiếm đối tác, phát triển các hình thức trực tuyến để kinh doanh bền vững trong tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, theo truyền thống, các nhà tổ chức diễn đàn đặc biệt quan tâm đến giới trẻ, với các chương trình làm việc và trao đổi kinh nghiệm riêng.

Năm 2023, hơn 17.000 đại diện từ 130 quốc gia trên thế giới đã tham gia diễn đàn và vòng kết nối năm nay được dự đoán sẽ còn mở rộng hơn nữa. Số lượng thỏa thuận kinh doanh đã ký năm 2023 trị giá hơn 3,8 nghìn tỷ rúp.

Chuyên gia Grigory Trofimchuk.

Đông Nam Á, châu Á đang trở thành trung tâm

Bình luận về vai trò của các nước Đông Nam Á và châu Á, ông Trofimchuk cho biết, châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng trong những năm gần đây đã trở thành trung tâm được thừa nhận của kinh tế thế giới, là điểm tăng trưởng toàn cầu, có vai trò định hình nền chính trị thế giới. Tại SPIEF 2024, vai trò của khu vực này trong bối cảnh toàn cầu sẽ ngày càng được khẳng định.

Theo chuyên gia, một số nước hàng đầu châu Á có tư cách là đối tác chiến lược của Liên bang Nga. Việt Nam nằm trong số ít các đối tác chiến lược toàn diện của Liên bang Nga, có vai trò to lớn và ngày càng tăng của trong các dự án chung, trong đó có khu vực thương mại tự do của Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU).

Đối với SPIEF 2024, các quốc gia này sẽ đóng góp những kinh nghiệm và mô hình giải quyết vấn về, duy trì sự ổn định và bền vững của nền kinh tế. “Các chỉ số kinh tế của họ gần như luôn tăng trưởng trong các giai đoạn khó khăn, bao gồm đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng là một trong những nước dẫn đầu về tổng sản phẩm quốc nội trong giai đoạn đó, nên kinh nghiệm của các nước này là vô cùng quan trọng”.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể mang đến những ví dụ về khả năng phục hồi cao và khả năng đạt được mục tiêu đề ra trong mọi điều kiện, chuyên gia nói thêm.

Bên cạnh đó, trong môi trường toàn cầu khó khăn, hoạt động kinh tế ngày càng gắn liền với các vấn đề chính trị, khó có thể tách rời. Đặc biệt, không thể có sự phát triển kinh tế bình thường nếu không chống lại chủ nghĩa bảo hộ, khủng bố và sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của một số quốc gia, bao gồm cả những nỗ lực gây áp lực từ bên ngoài thông qua các biện pháp trừng phạt.

“Theo nghĩa này, các quốc gia châu Á cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác lẫn nhau, chống lại các hoàn cảnh tiêu cực bên ngoài để bảo vệ nền kinh tế và củng cố nền kinh tế của họ, bao gồm cả việc giải quyết các xung đột quân sự”, chuyên gia bình luận.

Phương Anh

Tin mới