Thầy giáo của những số phận thiệt thòi
Ít ai biết rằng, chuyên gia tư vấn tâm lý "ăn khách" của "Cửa sổ tình yêu" trên VOV lại còn là hiệu trưởng của một ngôi trường đặc biệt nhất Thủ đô |
a
i trò là người “gỡ rối tơ lòng” và giải đáp các thắc mắc của các bạn trẻ trong chương trình ăn khách của VOV "Cửa sổ tình yêu", nhưng ít ai biết được ông còn là hiệu trưởng của một mái trường đặc biệt nhất Thủ đô- Trường khiếm thính Xã Đàn.Gần đến ngày 20/11, TS Đinh Đoàn lại càng tất bật với công việc dự giờ ở các lớp trẻ khiếm thính. May mắn gặp được ông khi đã gần trưa, TS Đinh Đoàn cười tươi đùa hóm hỉnh: “Các cô giáo bảo không có thầy Đoàn thì nhất định không hội giảng”. Thế rồi, cả bằng ấy lớp có giờ giảng, thầy Đoàn không ngại vất vả lắng nghe và rút kinh nghiệm cho từng giáo viên.
Ông cười rồi bảo, ở đâu cũng cần đến chuyên gia tâm lý nhưng trong một môi trường giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật thì vai trò này càng quan trọng hơn bao giờ hết. Tâm lý học không chỉ gắn liền trong trường học mà xuất hiện ngay trong những tình huống bình thường nhất của trường đời.
Cơ duyên dẫn ông đến với nghề giáo cũng thật tình cờ. Sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý, không như nhiều bạn bè cùng trang lứa chạy vạy để xin vào bộ nọ ngành kia, chàng trai trẻ Đinh Đoàn lại tự tìm cách đi cho chính bản thân mình.
Để thực hành những kiến thức đã được học trong trường đại học về tâm lý, ông đã tự đi gom nh
ặ
t từng nhóm trẻ khuyết tật và mượn một góc nhỏ ở tầng 1 bệnh viện tâm thần Mai Hương để làm chỗ dạy học.Mỗi học sinh lại có hoàn cảnh khác nhau vì vậy ông đã phải đến từng nhà để vận động gia đình cho các em đi học. Nhiều gia đình như nhẹ đi một gánh nặng vì đã có người để “trông trẻ” thay cho mình nhưng cũng có gia đình lại nghi ngờ chính lòng tốt của thầy giáo trẻ Đinh Đoàn.
Trước đây, khi tâm lý xã hội còn chưa cởi mở, việc thành lập ra các lớp học dành cho trẻ thiệt thòi cũng không phải là điều dễ dàng.
“Nhiều gia đình nghi ngờ mình gom con cái họ vào với mục đích gì hay là để xin tiền tài trợ. Vì vậy, tôi phải kiên trì thuyết phục họ và đi dạy trẻ bằng cái tâm của mình”
-
Thầy Đinh Đoàn nhớ lại những ngày đầu vất vả đi tìm trẻ đến lớp.Năm 1993, Sở GD-ĐT Hà Nội thành lập trường tiểu học Bình Minh cho trẻ tự kỷ. Thầy Đoàn được cử về công tác làm phương pháp và hỗ trợ về tâm lý cho phụ huynh.
Trải qua gần 20 năm ở những cương vị khác nhau, năm 2010, thầy Đoàn được phân công về trường phổ thông Xã Đàn công tác. Ông lại hồ hởi để đón chào nhiệm vụ mới dự đoán là sẽ khó khăn hơn những vị trí ông đã từng trải qua.
Một tiết mục văn nghệ của các thầy cô cùng các học sinh khiếm thính trường Xã Đàn thể hiện |
Lớp học tại mái trường này cũng không có nhiều, cả lớp chỉ có 5 – 7 học sinh. Các em phải nhìn cô giáo để phát âm tròn vành, rõ chữ để các em ghi lại bằng những ký hiệu,.
Mỗi từ lại được dạy bằng khẩu hình nhưng có dùng cả ngôn ngữ của tay để bổ trợ. Vì vậy, với những học sinh khiếm thính ở trường thường các em phải học 2 năm mới qua một lớp. Nhà trường hiện tại có 200 học sinh khiếm thính trên tổng số 450 học sinh.
V
ừa l
àm hi
ệu trư
ởng v
ừa
tư v
ấn t
âm l
ý cho th
ầy c
ô
Thầy Đoàn tâm sự khi về làm hiệu trưởng tại ngôi trường này, bản thân thầy cũng phải học rất nhiều. Đối với ngôi trường dạy trẻ chậm phát triển cách dạy cũng khác so với các trường bình thường
TS Đinh Đoàn, hiệu trưởng trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn (cầm hoa) chia sẻ về mái trường đặc biệt này |
-
Thầy Đoàn nhớ lại những tiết dự giờ đầu tiên ở ngôi trường đặc biệt này.Để tâm sự về những học sinh ở mái trường này, ông có thể chia sẻ hàng giờ cũng không hết chuyện. Nhưng ấn tượng lớn nhất đọng lại trong ông là tình cảm trong sáng, chân thành của học trò.
|
Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, TS Đinh Đoàn cười rồi giải thích: “Học sinh ở đây thân thiện và rất dễ mến, các em quý mến và dành tình cảm rất thật cho thầy cô giáo. Ở đây, chuyện học sinh chạy ra chạy vào phòng hiệu trưởng là một điều rất bình thường. Nhưng để được điều đó có nghĩa là các em đã có được sự tin tưởng và yêu quý người thầy cô. Các em đang khát khao được giao tiếp và được sẻ chia”.
Ở ngôi trường này việc học sinh sử dụng những từ thiếu hoặc không đúng thì cũng đáng trách mà cần nhìn điều đó với thái độ khoan dung. Nói rồi, TS Đinh Đoàn dẫn ra ví dụ:
“Lúc mới về trường, mình có hỏi một học sinh em năm nay bao nhiêu tuổi thì bất ngờ học sinh đó quay ra trả lời:
T
hầy ngu lắm. Lúc đó mình cũng ngượng và nghĩ rằng bị xúc phạm”.Nếu ở những ngôi trường bình thường, hành động đó của học trò có thể coi là vô lễ nhưng đối với những học sinh hạn chế về khả năng ngôn ngữ thì việc các em dùng những từ ngữ chưa đúng là điều hết sức bình thường.
Biết vị hiệu trưởng là một chuyên gia tâm lý, nhiều giáo viên cũng tìm đến thầy nhờ tư vấn chuyện gia đình |
Thầy Đoàn còn nhớ một lần dẫn học sinh lên thăm quan đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), rất đông người dân tò mò chạy ra xem các em học sinh nói với nhau bằng ngôn ngữ kí hiệu.
Bất chợt họ rỉ tai với nhau rằng “thầy cô cũng biết nói đấy” khi thấy các thầy cô giáo trò chuyện với nhau một cách vui vẻ.
Kể đến đây, ông phá lên cười sảng khoái: “Có lẽ họ nghĩ, các em bị câm thì các thầy cô cũng phải câm thì mới có thể dạy được”.
Làm hiệu trưởng ở một ngôi trường đặc biệt nhất Thủ đô, việc giúp đỡ các em học sinh là quan trọng nhưng việc hướng dẫn cha mẹ các em còn quan trọng hơn gấp nhiều lần.
Nhiều gia đình khi sinh ra con khuyết tật họ không dám sinh thêm một lần nữa dù tuổi đời của hai vợ chồng còn rất trẻ chỉ mười tám đôi mươi. Các bạn trẻ không hiểu nguyên nhân dị tật là do đâu, nên trách cứ nhau dẫn tới miệt thị hạ nhục nhau khiến cho nhiều gia đình tan nát.
Là một chuyên gia tâm lý, TS Đinh Đoàn lại ân cần chia sẻ với cả hai vợ chồng để phân tích cho họ nguyên nhân của sự việc. Ông lại phải dẫn ra những ví dụ rất cụ thể về nhiều trường hợp trong trường nhiều gia đình chỉ có một đứa trẻ khuyết tật còn lại những đứa trẻ khác đều rất thông minh.
Khi được hỏi về công việc của nhà quản lý giáo dục hay quản lý của một chuyên gia tâm lý hấp dẫn hơn, TS Đinh Đoàn mỉm cười tươi chia sẻ: “Dù là một nhà quản lý giáo dục thì bóng dáng của một chuyên gia tâm lý vẫn là một hình ảnh nổi bật”.
Chính vì thế nên khi biết vị hiệu trưởng của mình là chuyên gia tâm lý của “Cửa sổ tình yêu” đã có rất đông các cô giáo trong trường cũng tìm đến ông để tâm sự về chuyện chồng con để nhờ tư vấn. Thậm chí các thầy giáo trẻ lại tìm đến ông để nhờ sự “hỗ trợ trong đêm tân hôn”.
“Có cô giáo sau khi mắc lỗi còn lên nói với mình rằng, hôm qua trong cuộc họp anh nói em nhẹ nhàng quá làm khi về em vẫn cảm thấy ăn năn”
-
Thầy Đoàn cười tươi nhớ lại.Vì vậy, ở mái trường Xã Đàn người ta không thấy mọi người phải “đao to búa lớn” để bảo nhau làm việc bởi có một vị hiệu trưởng, một chuyên gia tâm lý luôn nhẹ nhàng, thủ thỉ với từng giáo viên.
Phạm Thịnh