Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chứng khoán toàn cầu hỗn loạn, nguyên nhân vì sao?

(VTC News) -

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục trầm trọng trong hôm 5/8, khiến các chỉ số giảm mạnh, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản giảm sốc hơn 12%.

Theo CNN, hôm 5/8, chỉ số Nikkei 225 của các cổ phiếu hàng đầu tại Nhật Bản đã mất 4.451 điểm, giảm hơn 12%, mức giảm lớn nhất trong lịch sử, đưa mức lỗ từ đầu tháng 7 lên 25%.

"Đây là một vụ sụp đổ có dấu hiệu giống năm 1987", Neil Newman, Giám đốc chiến lược tại Astris Advisory ở Tokyo, nói với CNN. Ông đang nhắc đến "Thứ Hai đen tối" vào tháng 10/1987, khi thị trường toàn cầu lao dốc và Nikkei mất 3.836 điểm.

Đây chỉ là diễn biến mới nhất trong chuỗi biến động chóng mặt của thị trường chứng khoán toàn cầu trong những ngày gần đây, với xu hướng bán tháo đang diễn ra mạnh mẽ. Hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ giảm mạnh, trong đó Nasdaq-100 tập trung vào công nghệ giảm khoảng 3%, Dow và S&P 500 giảm ít nhất 1,5%. Nvidia, Apple và Meta đều mất 5% trở lên.

Chỉ số Stoxx Europe 600, chuẩn mực của khu vực, giảm 2,5% trong phiên giao dịch sáng. Chỉ số này đã giảm 6% trong 5 ngày qua xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2.

Chỉ số Taiex của Đài Loan (Trung Quốc) cũng kết thúc phiên giao dịch với mức giảm 8,4%, tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay, trong khi Kospi của Hàn Quốc kết thúc phiên giao dịch với mức giảm 8,8%. S&P/ASX 200 của Australia đã mất 3,7%. Chỉ số Hang Seng Hong Kong và Shanghai Composite của sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) lần lượt giảm 2,3% và 1,3%.

Chứng khoán toàn cầu hỗn loạn trong phiên giao dịch 5/8. (Ảnh minh họa) 

Nguyên nhân vì đâu?

Các chuyên gia đưa ra nhiều nhận định về những nguyên nhân đứng sau biến động của chứng khoán.

Theo đó, nổi lên là những lo ngại về nền kinh tế Mỹ, đặc biệt sau khi dữ liệu được công bố vào tháng 7 cho thấy tăng trưởng việc làm giảm và nền kinh tế hàng đầu thế giới đang chậm lại rõ rệt. Các nhà đầu tư lo ngại Fed hành động quá chậm trong việc cắt giảm lãi suất để ứng phó và cần đưa ra chính sách cụ thể sau cuộc họp tháng 9. 

Ở Nhật Bản, ngân hàng Trung ương nước này tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, thúc đẩy giá trị của đồng yên so với USD và khiến cổ phiếu phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản trở nên kém hấp dẫn.

Nguyên nhân thứ ba là cổ phiếu công nghệ chịu ảnh hưởng bởi sự lo lắng của các nhà đầu tư xung quanh tiềm năng của trí tuệ nhân tạo, với sự hoài nghi ngày càng gia tăng. 

"Mối lo ngại tập trung vào khả năng xu hướng giảm của thị trường sẽ lan rộng và những tin tức về biến động ở Mỹ, sự sụp đổ nghiêm trọng trên thị trường Tokyo càng làm cơn sốt này trầm trọng", Stephen Innes, chuyên gia của SPI Asset Management nhận định.

Giao dịch đã phải tạm dừng trong một thời gian ngắn tại Nhật Bản và Hàn Quốc để ngăn chặn tình trạng bán tháo hoảng loạn. "Điều này thật bất thường vì cuối ngày không có sự phục hồi nào, điều thường thấy do các lệnh bán khống", chuyên gia nói thêm. 

Mohit Kumar, một nhà kinh tế tại Jefferies, cho biết động lực lớn thúc đẩy các động thái gần đây của thị trường là do hoạt động mua vào nhiệt tình trước đó. “Cổ phiếu Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, được mua nhiều quá mức", ông nói.

Ngoài ra, sự tăng giá nhanh chóng của đồng tiền Nhật Bản cũng đã buộc nhiều người tham gia thị trường phải hủy bỏ giao dịch chênh lệch lãi suất đồng yên, một chiến lược giao dịch cực kỳ phổ biến. Với lãi suất cực kỳ thấp ở Nhật Bản trong nhiều thập kỷ, nhiều nhà đầu tư đã vay tiền mặt giá rẻ ở đó trước khi chuyển đổi sang các loại tiền tệ khác để đầu tư vào các tài sản có lợi suất cao hơn.

Tuần trước, đồng yên tăng gần 5% so với đồng USD. Đến 5/8, đồng yên tiếp tục tăng giá, tăng 2,2% lên mức 143,3 đổi 1 USD.

Chuyên gia Innes cho biết đồng yên "mạnh hơn" đã kích hoạt một đợt tháo gỡ giao dịch chênh lệch lãi suất trên toàn cầu. Từ đó, tình hình hỗn loạn của thị trường đã biến thành một "trận tuyết lở toàn diện".

Nền kinh tế Trung Quốc cũng được nhắc đến là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng. Cụ thể, chỉ số quản lý thu mua PMI của nước này giảm vào tháng 7, báo hiệu sự suy giảm trong hoạt động của các nhà máy.

Phương Anh (Nguồn: CNN, Nikkei Asia )

Tin mới