Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Chiêm ngưỡng Nguyệt thực cuối cùng của năm 2022 trên bầu trời Hà Nội

(VTC News) -

Ngay sau khi Mặt Trời lặn vào ngày 8/11, siêu trăng và Nguyệt thực toàn phần kết hợp tạo ra cảnh tượng thiên văn hiếm có trên bầu trời thủ đô Hà Nội.

Theo Hội Thiên văn học Hà Nội (HAS), hiện tượng Nguyệt thực toàn phần diễn ra ngày 8/11 tại Hà Nội. Đây là Nguyệt thực lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022.  Vào thời điểm này, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất và chỉ nhận được một phần ánh sáng từ Mặt Trời so với khi nó không đi vào khu vực này. Vì lý do này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ tối hơn bình thường và có màu đỏ thẫm. Thời gian diễn ra Nguyệt thực toàn phần dự kiến kéo dài từ 17h16 đến 18h41. 

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV VTC News, do thời tiết không thuận lợi, bầu trời Hà Nội sương mù dày đặc nên phải đến 19h, Nguyệt thực toàn phần và "trăng máu" mới xuất hiện. 

Chỉ trong nửa tiếng, Trái Đất không còn che kín ánh sáng từ Mặt Trời nữa, Mặt Trăng bắt đầu lộ diện rõ hơn.

 

Tại Hoà Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội), những người yêu thiên văn tập trung tại Đài thiên văn Hòa Lạc để ngắm hiện tượng Nguyệt thực qua thiết bị chuyên dụng.

Anh Phạm Vũ Lộc, Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm vũ trụ Việt Nam chia sẻ, mỗi một năm sẽ xảy ra từ 0 – 3 lần Nguyệt thực, nhưng không phải chỗ nào trên trái đất cũng quan sát được. Nguyệt thực là một hiện tượng vừa đủ hiếm, kỳ thú để nghiên cứu, nhưng cũng vừa đủ để dễ dàng có thể quan sát bằng mắt thường mà không nhất thiết phải quan sát bằng kính thiên văn. “Hôm nay không phải là ngày đặc biệt, bởi bóng của Trái Đất lúc nào cũng đối diện với Mặt Trời, Mặt Trăng vào ngày Rằm lúc nào cũng đối diện với Mặt Trời”- anh Lộc nói

Hiện tượng Nhuyệt thực hôm nay diễn ra từ lúc sau 16h, bắt đầu Nguyệt thực toàn phần vào lúc hơn 17h. Tuy nhiên, thời điểm này Mặt Trăng mới bắt đầu mọc lên từ đường chân trời ở Việt Nam, vì thế chúng ta chỉ có thể quan sát nửa sau của hiện tượng này. 

Ghi nhận của PV tại Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội lúc 19h20, lúc này mặt trăng đủ sáng để vượt qua được bầu khí quyển và mây dày đặc.

Thời điểm 20h tối, lúc này ánh sáng từ Mặt Trời đã chiếu rõ hơn và trăng đã lên cao không còn bị ảnh hưởng bởi sương mù ở tầng không khí thấp, người yêu thiên văn có thể ngắm rõ trăng tròn ngày Rằm. Sau 20h, hiện tượng Nguyệt thực kết thúc.

Đắc Huy

Tin mới