Các chất tạo ngọt được quảng cáo là tốt cho sức khỏe hơn đường thông thường từ nhiều năm nay. So sánh với đường, chúng chứa rất ít, thậm chí không chứa calo.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ chất tạo ngọt thay thế đường có góp phần làm tăng hay giảm số lượng người mắc bệnh tiểu đường hay không vẫn chưa rõ.
Trong một nghiên cứu mới đây từ Đại học Washington (Mỹ), nhóm tác giả thực hiện trên 1.359 người khỏe mạnh từ Nghiên cứu Strong Heart Family (Gia đình có trái tim khỏe). Những người này không có bệnh tim hoặc tiểu đường trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2009. Và tất cả trong số họ đều tiêu thụ soda và chất ngọt nhân tạo.
Trong một nghiên cứu mới đây từ Đại học Washington (Mỹ), các nhà khoa học phát hiện ra rằng, chất tạo ngọt không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. (Ảnh: EIGHTSHOT STUDIO / STOCK.ADOBE.COM)
Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra lượng đường trong máu và chức năng insulin của mọi người. Tất cả những người tham gia được theo dõi cho đến năm 2017.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 40% người tham gia tiêu thụ soda ăn kiêng hoặc chất ngọt nhân tạo thường xuyên. Trong 8 năm theo dõi, 98 người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Không có mối liên quan mật thiết giữa soda ăn kiêng, chất tạo ngọt và việc tăng lượng insulin, tăng đường huyết hay nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nhóm nghiên cứu cho rằng dù báo cáo tiêu thụ soda ăn kiêng và nhân tạo có cao, nhưng việc này không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu. Tác giả chính là Paul N. Jensen từ Khoa Y, Đại học Washington (Mỹ), đã "bật đèn xanh" cho sự tiêu thụ chất tạo ngọt tới chừng nào lượng đường trong máu vẫn chưa bị ảnh hưởng.
Lưu ý với nhưng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn cần kiểm soát mức tiêu thụ thực phẩm để tránh béo phì. Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng thực phẩm ăn kiêng có thể làm tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì.