Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Chất lượng dược liệu như 'hỏa mù', coi chừng vàng thau lẫn lộn

Hiện nay, nhiều người chuộng dùng dược liệu để phòng và trị bệnh; tuy nhiên, người dân thường tự chữa bệnh bằng cách nghe tư vấn qua mạng hoặc nghe các bài thuốc truyền miệng, không ít trường hợp, hiệu quả tốt chưa thấy đã rước thêm tác hại do mua nhầm dược liệu hoặc dược liệu không rõ nguồn gốc chất lượng.

Chất lượng dược liệu - vàng thau lẫn lộn

Việt Nam có hơn 5000 loại cây dược liệu làm thuốc, nhưng do quá trình nhiều năm khai thác bừa bãi, tận diệt khiến không ít cây thuốc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hơn nữa, tình trạng xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc rồi lại nhập dược liệu thành phẩm từ Trung Quốc về Việt Nam, khiến cho dược liệu Việt mất đi giá trị thương hiệu.

Hiện nay, các sản phẩm từ dược liệu trên thị trường Việt Nam, dùng đến 70 - 80% nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, đa phần trong số đó là nguồn dược liệu trôi nổi, không truy xuất được nguồn gốc và không có gì để kiểm chứng chất lượng.

Cà gai leo trồng tự phát thường không cho hiệu quả trị bệnh gan như mong muốn 

Lấy ví dụ: với cây dược liệu cà gai leo, nếu không xác định được giống thuần chủng, trồng tự phát, không theo tiêu chuẩn nào thì tác dụng chữa bệnh khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Đấy là còn chưa kể nhiều nguồn cà gai leo trôi nổi, không rõ­ nguồn gốc, có nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

Trong khi đó, với những sản phẩm dược liệu không kiểm soát được nguồn gốc và quy trình trồng, thu hái, bảo quản thì nguy cơ tồn dư hóa chất là hoàn toàn có thể.

Theo Th.S. Đào Quang Trung (Chuyên gia độc lập về tiêu chuẩn GACP-WHO): “Khi gan yếu mà chúng ta lại sử dụng những dược liệu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học quá lớn hoặc thuốc trừ sâu, đạm thì đó là một điều tối kỵ đối với gan.”.

Cà gai leo không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể tồn dư hóa chất độc hại 

Trước tình hình mua bán dược liệu tràn lan, thiếu kiểm soát một cách đáng báo động như hiện nay nên có thể dẫn đến tình trạng mua nhầm dươc liệu, mua phải dược liệu bẩn, không đảm bảo chất lượng khiến việc điều trị bệnh không đạt hiệu quả như mong muốn, thậm chí rước họa vào thân.

Dấu hiệu nào nhận biết dược liệu chuẩn?

Trước thực trạng trên, việc trồng trọt, thu hái để đảm bảo dược liệu sạch có thể xem là việc làm cốt yếu và quan trọng nhất hiện nay. Cùng với đó là triển khai một tiêu chuẩn, đưa ra những dấu hiệu nhận biết đáng tin cậy cho người tiêu dùng an tâm sử dụng dược liệu Việt.

Để làm được điều đó, theo các chuyên gia, dược liệu phải được trồng theo đúng tiêu chuẩn, từ những cây giống thuần chủng, quá trình chăm sóc bài bản, đặc biệt không sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Ngay cả khâu thu hái cũng phải đúng thời điểm để vừa đảm bảo mang lại hàm lượng hoạt chất tốt vừa duy trì nòi giống và năng suất vụ sau.

Chính vì vậy, BioTrade - dự án phát triển dược liệu sạch được Liên minh Châu Âu tài trợ, đã đồng hành cùng các doanh nghiệp dược liệu tại Việt Nam, trong đó có Công ty TNHH Tuệ Linh phát triển vùng trồng dược liệu cà gai leo sạch lớn nhất tại Mỹ Đức, Hà Nội, nhằm mang đến cho người tiêu dùng một lựa chọn an toàn.

Vùng trồng Cà gai leo sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại Mỹ Thành, Mỹ Đức, Hà Nội 

Trong khuôn khổ dự án, vùng trồng cà gai leo Tuệ Linh tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới).

Tất cả các khâu của quy trình trồng trọt, thu hái luôn được kiểm soát nghiêm ngặt đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn GACP đề ra: Cây giống được kiểm nghiệm tại Viện Dược liệu trung ương, sau đó đem trồng trong khu ươm giống với mô hình nhà màng để ngăn tình trạng thụ phấn chéo như ngoài môi trường tự nhiên. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt bổ sung nước và chất dinh dưỡng. Đất được làm tơi xốp, phủ nilong để ngăn cỏ mọc...

Cà gai leo được chăm sóc đảm bảo tiêu chuẩn sạch, không dùng thuốc bảo vệ thực vật 

Sự khác biệt lớn nhất ở đây là việc không dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nhưng vẫn đảm bảo năng suất. Cây cà gai leo được trồng luân canh cây đậu tương và dùng chính cây đậu tương làm phân. Thời điểm thu hái cũng được tính toán chính xác để có được dược liệu chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất. Tất cả nhằm hướng tới sản phẩm sạch, an toàn và cho hàm lượng hoạt chất cao.

Logo BioTrade được in trên bao bì sản phẩm giúp người dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm có nguồn gốc dược liệu sạch. 

Vì vậy, người tiêu dùng thông thái nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm dược liệu có gắn logo BioTrade, như các sản phẩm Cà gai leo Tuệ Linh, Giải độc gan Tuệ Linh được sản xuất từ những cây cà gai leo trồng và thu hái tại Mỹ Đức, Hà Nội.

Logo BioTrade được gắn trên sản phẩm thể hiện những giá trị mà BioTrade hướng tới, đó là bảo tồn nguồn gen cây thuốc và phát triển vùng trồng sạch bền vững, an toàn, tự nhiên, hoạt tính cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng.

Quỳnh Chi

Tin mới